Đúng 8h30, cựu Cục trưởng Hàng hải Dương Chí Dũng và 9 đồng phạm bị đưa vào phòng xử lớn nhất của TAND Hà Nội. Ông Dũng vẻ mặt bình thản, mặc trang phục công sở quần âu đen, áo khoác gió bên trong là sơ mi trắng. 9 người còn lại mặc đồng phục màu xanh dương dài tay, trang phục chưa từng thấy bị cáo nào mặc khi xuất hiện tại TAND Hà Nội. Ngồi xen kẽ với các bị cáo là hơn 20 cảnh sát.
Ngoài HĐXX 5 người với 2 thẩm phán do bà Ngô Thị Ánh làm chủ tọa, ở phía sau là bàn của HĐXX dự khuyết với một thẩm phán và 2 hội thẩm nhân dân. Việc xuất hiện HĐXX dự khuyết rất hiếm khi được tổ chức tại TAND Hà Nội.
Trong lúc HĐXX kiểm tra lý lịch, bị cáo Dương Chí Dũng thi thoảng quay sang người bên cạnh trao đổi và đã bị các cảnh sát nhắc nhở. Trong 14 luật sư của các bị cáo, sáng nay thiếu hai người, riêng 3 luật sư bảo vệ cho Dương Chí Dũng (Ngô Ngọc Thủy, Trần Đại Thắng và Trần Đình Triển) đều có mặt. Hầu hết hơn 20 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đã đến theo triệu tập.
Đại diện Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Bộ Giao thông vận Tải, Bộ Tài chính và Ngân hàng Citybank và 8 nhân chứng có mặt. Vợ ông Dương Chí Dũng có đến theo dõi phiên xử.
Các luật sư đề nghị HĐXX triệu tập 3 cơ quan tham gia giám định thiệt hại trong vụ án, trong đó có đơn vị của Bộ Công an và một công ty độc lập của nước ngoài, song HĐXX cho rằng trong hồ sơ đã thể hiện đầy đủ và rất cụ thể. Trong quá trình thẩm vấn, nếu thấy cần thiết tòa sẽ yêu cầu họ đến.
Dương Chí Dũng và các bị cáo tại phiên tòa sáng nay. Ảnh: TTXVN. |
Đến 9h10, bản buộc tội dầy 42 trang do Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng (VKSND Tối cao) ủy quyền cho VKSND Hà Nội giữ quyền công tố đã được đọc.
10 bị cáo phải ra trước vành móng ngựa gồm: Dương Chí Dũng (56 tuổi, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, Bộ Giao thông Vận tải), Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn, Trần Hữu Chiều, Bùi Thị Bích Loan, Mai Văn Khang, Lê Văn Dương, Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, ông Dũng, Phúc, Sơn, Chiều còn bị truy tố thêm tội Tham ô tài sản.
Theo truy tố, mặc dù chưa được Chính phủ phê duyệt và Bộ Giao thông Vận tải chưa bổ sung dự án Nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam, nhưng HĐQT vẫn ra nghị quyết giao cho ông Mai Văn Phúc, Tổng giám đốc Vinalines xây dựng. Ngày 3/5/2007, ông Phúc quyết định thành lập Ban quản lý dự án do Trần Hữu Chiểu làm Trưởng ban, Sơn làm Phó ban, Loan, Khang và một số lãnh đạo các phòng làm thành viên.
Mặc dù biết việc đầu tư dự án trên 1.000 tỷ đồng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng nhưng ông Dũng vẫn ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án nhà máy với tổng mức đầu tư hơn 3.800 tỷ, trong đó có hạng mục lắp đặt một ụ nổi sức nâng 15.500 đến 27.000 tấn. Sau đó, ông Dũng lại ký thêm quyết định nâng mức đầu tư lên 19,5 triệu USD. Hành vi này của ông Dũng, Phúc và Chiều làm trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Dù Vinalines không có thư thông báo mờ thầu nhưng hai công ty gửi thư chào bán gồm AP – Singapore (chào bán ụ nổi 220 sản xuất năm 1969) và ụ nổi 83M; công ty môi giới Mega Marine LLC – USA chào bán ụ nổi 194M sản xuất năm 1988 tại Nam Tư. Tập đoàn này chỉ khảo sát ụ nổi 220 và 83M do AP chào bán.
Bên ngoài nơi xét xử Dương Chí Dũng Tại Hà Nội. Ảnh: Bá Đô. |
Ngày 27/7/2007, ông Phúc ký quyết định thành lập đoàn khảo sát gồm Chiều, Sơn, Khang, Lê Văn Dương (đăng kiểm viên Cục Đăng kiểm Việt Nam) để khảo sát tình trạng kỹ thuật ụ nổi 83M tại cảng Nakhodka, Liên bang Nga. Đoàn do ông Chiều dẫn đầu đã không làm việc với đại diện nhà máy Nakhodka mà chỉ tiếp xúc, giao dịch với ông Goh Hoon Seow, Giám đốc AP.
Đoàn khảo sát biết AP chỉ là nhà môi giới, còn chủ sở hữu ụ nổi là công ty Nakhodka, ụ nổi này sản xuất tại Nhật Bản đã bị hư hỏng nhiều, không còn hoạt động và đã bị đăng kiểm Nga dừng phân cấp từ năm 2006.
Biết chiếc ụ nổi hết đăng kiểm từ năm 2006 đang được Công ty Nakhodka đưa ra giá đàm phán dưới 5 triệu USD, về Việt Nam, Chiều, Sơn đến gặp Dũng, Phúc để báo cáo và nhận được chỉ đạo của hai “sếp” lớn này: “Phải lập báo cáo kết quả khảo sát để đủ điều kiện mua được ụ nổi 83M qua công ty AP, không mua trực tiếp của công ty Nakhodka.
Chiều và Sơn đã đề nghị Dương hợp thức thủ tục mua ụ nổi này. Dương lập Biên bản kiểm tra giám định có nội dung không đúng thực tế tình trạng kỹ thuật ụ nổi. Sau đó, ông Phúc đã ký tờ trình để ông Dũng phê duyệt đầu tư mua ụ nổi với giá hơn 14 triệu USD theo phương thức mua, sửa chữa tại Liên bang Nga và lai dắt về Việt Nam. Giữa tháng 2/2008, ông Dũng ký quyết định nâng mức đầu tư từ hơn 14 triệu USD lên 19,5 triệu USD, trong đó giá ụ nổi là 9 triệu USD.
Tiếp đó, ông Dũng còn ký quyết định nâng mức đầu tư Dự án nhà máy sửa chữa tài biển Vinalines phía Nam từ hơn 3.800 tỷ đồng lên gần 6.500 tỷ đồng.
Mặc dù biết tập đoàn mua ụ nổi trên không đúng các quy định Nhà nước, công ty AP không cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan đến việc mua bán ụ nổi, bà Loan vẫn ký uỷ nhiệm chi số 17 chuyển 900.000 USD đặt cọc vào tài khoản ký quỹ (tài khoản chung của Vinalines và công ty AP được mở tại Citibank – chi nhánh Hà Nội). Sau đó, dưới bút phê của “sếp” Phúc, ông Chiều đã chỉ đạo bà Loan giải ngân 8,1 triệu USD cho công ty AP. Bà Loan còn được xác định chỉ duyệt chi nhưng không ký vào mục “Kế toán trưởng”, điều này không đúng với chức trách, nhiệm vụ theo quy định của Luật kế toán năm 2003.
Việc làm trên của ông Dũng và đồng phạm đã gây thiệt hại ngân sách Nhà nước là hơn 366 tỷ đồng. Thông qua việc mua ụ nổi 83M, khi thanh toán 9 triệu USD cho công ty AP, Dũng, Phúc, Sơn và Chiều tham ô hơn 28 tỷ đồng.
Ông Dũng bị quy kết hành vi gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Cơ quan công tố cho rằng, trong quá trình điều tra, ông này không ăn năn, hối cải, khai báo quanh co, chối tội nên đề nghị tăng nặng hình phạt. Cùng bị nhận định về việc không ăn năn với ông Dũng, ông Phúc cũng bị cơ quan công tố đề nghị xem xét tăng nặng hình phạt.
Bị can Sơn, Chiều được nhận định khai báo ăn năn hối cải, tự nguyện khắc phục một phần hậu quả nên cơ quan công tố đề nghị Toà xem xét giảm nhẹ hình phạt. Đối với bị can Khang, Loan, Dương, trong quá trình điều tra đã nhận thấy sai phạm, khai báo thành khẩn nên Viện cũng đề nghị xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Ông Đức, nguyên Phó chi cục Hải quan Vân Phong được xác định đã ký quyết định cho thông quan ụ nổi 83M. Cán bộ cấp dưới của ông Đức là Triện, Lừng đã kiểm tra chi tiết hồ sơ nhập khẩu ụ nổi, đề xuất thông quan trái quy định. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, các bị can này đã khai báo thành khẩn nên cơ quan công tố đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Quá trình điều tra, cơ quan công an đã đề nghị tương trợ tư pháp với cơ quan công tố Liên bang Nga để làm rõ hoạt động của công ty Global Success và những người liên quan về việc công ty AP chuyển hơn 4,3 triệu USD tiền từ nguồn bán ụ nổi 83M cho ông A. Prikhodko – công ty Global Success. Cơ quan điều tra đã thông qua Interpol Việt Nam đề nghị được trực tiếp thu thập tài liệu tại Liên bang Nga và có văn bản uỷ thác tư pháp đề nghị Tổng Viện kiểm sát Liên bang Nga phối hợp nhưng chưa có kết quả. Do thời hạn điều tra vụ án đã hết, chưa kết luận được, cơ quan công an sẽ tiếp tục xem xét, xử lý khi có kết quả tương trợ tư pháp.
Đối với Bộ Giao thông vận tải, trong một thời gian dài không cập nhật, kiểm tra, giám sát để Vinalines triển khai dự án xảy ra nhiều sai phạm, gây hậu quả rất lớn. Bộ này phải có trách nhiệm, lãnh đạo cần nghiêm túc kiểm điểm, có biện pháp xử lý với những người liên quan.
Các thành viên của HĐQT Vinalines chưa thực hiện đầy đủ chức năng tổ chức, theo dõi và giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT nên để xảy ra nhiều sai phạm, gây thiệt hại tài sản Nhà nước. Tuy nhiên, xét tính chất, mức độ sai phạm liên quan, cơ quan điều tra không đề nghị xem xét trách nhiệm, mà kiến nghị Bộ Giao thông vận tải, Vinalines xử lý hành chính là thoả đáng.
Liên quan đến ông Dũng, cơ quan công an đã kê biên căn hộ tại toà nhà Sky City và Pacific, cùng căn nhà trên phố Nguyên Hồng.
Phiên xử sơ thẩm này dự kiến diễn ra trong 3 ngày (12 - 14/12). Nguon tu Vnexpress
Các tin khác
- Khó xử lý hình sự người hôi bia ở Đồng Nai (13/12/2013)
- Khung hình phạt nào cho bác sĩ vứt xác bệnh nhân xuống sông? (25/10/2013)
- Ai đặt mìn nhà giám đốc Công an tỉnh? (25/10/2013)
- Dân buôn tiền ảo trắng tay vì 'đại gia' Liberty Reserve (31/05/2013)
- Vụ đổi mũ bảo hiểm:“lộ vở“ Chita và B’Color“cầm trịch“ cuộc chơi? (01/04/2013)
- Nỗi lòng người cha dùng “bom xăng” đốt gia đình vì bị con tệ bạc (01/04/2013)
- Bóc mẽ bà chủ khách sạn mù chữ đi xuyên Việt lừa tiền tỉ (27/03/2013)
- “Nóng lòng“ chờ tuyên án 3 công an “lột tiền” gái mại dâm (21/03/2013)
- Vụ mang quan tài ở Vĩnh Phúc: Không liên quan đến con chủ tịch tỉnh (19/03/2013)
- Triệu tập người chết đến tòa (18/03/2013)
- Con nghiện bắt cóc trẻ đòi tiền chuộc (11/03/2013)
- Xác định nguyên nhân vụ Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn bị chém (06/03/2013)
- Tổng thống Venezuela Hugo Chavez qua đời (06/03/2013)
- Đề nghị công an vào cuộc vụ Giám đốc đem sổ đỏ Vườn quốc gia đi... cầm cố (06/03/2013)
- Sắp phạt người đội mũ bảo hiểm giả (01/03/2013)
- Chém người tình của cha (25/02/2013)
- Bi kịch gia đình mang tên Dương Chí Dũng (25/02/2013)
- Phó Giám đốc Sở Nội vụ Vĩnh Phúc được “bao che“ sai phạm? (22/02/2013)
- Tổng cục An ninh truy tìm kẻ tung tin đồn chủ tịch BIDV bị bắt (22/02/2013)
- Một văn phòng công chứng tố bị đòi “chung cổ phần” (21/02/2013)
- Vị Luật sư có công lớn giúp Hải Phòng “tay không“ giành chính quyền (15/02/2013)
- Phó giám đốc nhận 'quà' lựu đạn vào mùng 1 Tết (15/02/2013)
- Nữ sát thủ nhận là tình nhân của đại gia chè (30/01/2013)
- Nghi can đoạt mạng đại gia chè Thái Nguyên sa lưới (29/01/2013)
- Nguyên tổng giám đốc Agribank bị bắt (23/01/2013)
- Công ty phải trả 55,5 triệu USD tiền thắng bạc kháng cáo (22/01/2013)
- Sai phạm đất đai hơn 3.400 tỉ đồng tại Đà Nẵng (18/01/2013)
- 100 cảnh sát hình sự phá đường dây cá độ nghìn tỷ đồng (18/01/2013)
- Án sơ thẩm Việt kiều thắng bạc 55,5 triệu USD và những ý kiến trái chiều (16/01/2013)
- Nhiều cử nhân mang tiền... “xin việc“ “nữ quái“ xinh đẹp thất nghiệp (15/01/2013)
- Truy tố ba chị em lừa chiếm đoạt hơn 559 tỉ đồng (14/01/2013)
- Truy trách nhiệm trong việc nợ đọng văn bản, hướng dẫn “vượt rào“ (26/12/2012)
- Cá độ qua mạng, sinh viên cũng nợ tiền tỉ (26/12/2012)
- Muốn dừng ghi tên cha mẹ trong CMT mới, phải sửa nghị định (26/12/2012)
- Viện kiểm sát bảo oan, Tòa vẫn phạt tù người... mất tài sản (26/12/2012)
- Thảm án kinh hoàng từ “vay nóng” (12/12/2012)
- Bộ Tư pháp “xử“ vi phạm hành chính trong phá sản doanh nghiệp? (11/12/2012)
- Báo cáo tổng hợp kiến nghị cử tri TP.HCM: Bất an khi ra đường (03/12/2012)
- Bỗng dưng bị biến thành... “người bảo lãnh “con nợ“ ngân hàng (26/11/2012)
- “Trắng tay“ trước tòa vì mua đất không công chứng (26/11/2012)
- Hủy hôn, ly thân, xử thế nào cho hợp lý thuận tình? (26/11/2012)
- Hệ lụy từ đổi số chứng minh nhân dân (20/11/2012)
- Xe không sang tên: Phạt người bán hay mua? (14/11/2012)
- Nghiêm trị tội tham nhũng như tội ma túy (07/11/2012)
- Án tham nhũng: Giơ cao, đánh khẽ: Do nhận thức hay nhận... tiền? (06/11/2012)
- Luật Thủ đô bảo đảm Thủ đô phát triển lâu dài, bền vững (29/10/2012)
- Chống tham nhũng: Pháp luật còn “hiền” quá! (26/10/2012)
- Sửa luật để hòa giải không thành... chướng ngại vật xử lý tranh chấp (25/10/2012)
- Giải pháp nào hạn chế hậu quả việc “tuyên án cho sướng miệng”? (19/10/2012)
- Doanh nghiệp “xa lạ” với khái niệm minh bạch (18/10/2012)
- Luật sư “tố” tòa bỏ qua chứng cứ mới (15/10/2012)
- Coi thường luật doanh nghiệp, giám đốc công ty hầu tòa (11/10/2012)
- Giữ án tử với tội nhận hối lộ để chống tham nhũng (11/10/2012)
- Bàn sửa đổi Luật Đất đai, mong chặn “liên minh trong bóng tối” (10/10/2012)
- Lạm dụng quy định “bí mật nhà nước”để “né“công khai (09/10/2012)
- Mất sạch tiền vì cú điện thoại lỡ (09/10/2012)
- Sai phạm nhiều tỷ đồng tại hai “công trình kỷ niệm 1.000 năm“ (08/10/2012)
- Bổ nhiệm công chứng viên “dễ dãi“, hậu quả khó lường (04/10/2012)
- Xóa sổ hai tập đoàn xây dựng (04/10/2012)
- Nên đưa Hợp đồng hôn nhân vào Luật? (02/10/2012)
- Doanh nghiệp được gia hạn thêm 3 tháng VAT (01/10/2012)
- Tòa bị tố bịa lời khai (29/09/2012)
- Chấp nhận mất tiền tỷ, “tháo thân“ khỏi dự án bất động sản (28/09/2012)
- Giả danh phóng viên VTV tống tiền doanh nghiệp (28/09/2012)
- Hoãn phiên xử vụ kiện Chủ tịch tỉnh vì Tòa “phạm quy“ (27/09/2012)
- Thanh tra vào cuộc vụ đe dọa phóng viên (26/09/2012)
- Tân Chủ tịch 34 tuổi của ACB là ai? (20/09/2012)
- Tham nhũng nhiều nhưng xử lý ít vì cả nể? (20/09/2012)
- Sẽ không còn “cửa riêng” cho doanh nghiệp Nhà nước? (19/09/2012)
- Cái “chết oan” của Mekophar (17/09/2012)
- Truy sát 1 công an đến cùng chỉ xử “cố ý gây thương tích“? (17/09/2012)
- Khẩn cấp sửa luật cứu doanh nghiệp (07/09/2012)
- Bắt nhóm mua vàng thật, bán vàng giả (31/08/2012)
- Giám định viên làm mất chứng cứ (27/08/2012)
- Kinh doanh kiểu bầu Kiên: Đánh bạc không mất vốn! (24/08/2012)
- Tìm luật … “khai tử” doanh nghiệp (18/08/2012)
- Đồng thuận cho giảng viên luật làm Luật sư (15/08/2012)
- Kẻ cuồng sát 17 người ở Bình Thuận đã uống 10 viên thuốc Recotus (14/08/2012)
- Xử 10 cán bộ Tài nguyên môi trường lấy tiền công chi riêng (14/08/2012)
- Dùng đô la âm phủ đi mua xe SH lãnh 13 năm tù (14/08/2012)
- Nhận tội thay, xử tội gì? (09/08/2012)
- Thợ mỏ giết “sếp” vì mức lương rẻ mạt (07/08/2012)
- Đình chỉ công tác hạt trưởng kiểm lâm điều xe công chở gỗ lậu (07/08/2012)
- Bắt ba người Lào mang 60 bánh heroin sang Việt Nam (07/08/2012)
- Bài học tránh “trái đắng” khi sáp nhập (06/08/2012)
- Bị “trói“ bằng hợp đồng cho vay “cắt cổ“, con nợ ấm ức tước mạng sống chủ nợ (24/07/2012)
- Công ty công nghệ cao cũng sao chép phần mềm bất hợp pháp (24/07/2012)
- Dấu hiệu tham nhũng tại ĐH Thể dục Thể thao Bắc Ninh (23/07/2012)
- Dân “oằn mình” gánh chịu các khoản lỗ của EVN?! (21/07/2012)
- Bị tố đánh người phải nhập viện, hai thầy giáo vẫn “bình yên“ (20/07/2012)
- Tranh cãi phí chung cư khó dứt vì người ở “đu“... “kèo dưới“ (20/07/2012)
- Bị giữ bằng lái, có được chạy tiếp? (20/07/2012)
- Truy nã đôi giám đốc lừa đảo tiền tỉ (20/07/2012)
- Công bố Báo cáo kiểm toán 2011: “Đầu tàu” kinh tế…nợ và lỗ! (19/07/2012)
- Án thi hành xong bị lật lại : Rối! (19/07/2012)
- S-Fone ngừng hợp đồng với toàn bộ nhân viên (19/07/2012)
- Khởi tố, bắt tạm giam giám đốc Công ty Phú An Sinh (19/07/2012)
- Tội ác kinh hoàng phía sau căn nhà bốc mùi… chuột chết (18/07/2012)
- HSBC tiếp tay cho hoạt động “rửa tiền“ (18/07/2012)
- Nga nổ súng, bắt giữ “tàu cá trái phép“ của Trung Quốc (18/07/2012)