Tin tức
Phạt nhà ở sử dụng trái mục đích: Quy định lạ lùng trong lịch sử!
(09/05/2012)

 

Phạt nhà ở sử dụng trái mục đích: Quy định lạ lùng trong lịch sử!
Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, Bộ Xây dựng vừa có hướng dẫn về việc xử phạt trường hợp nhà ở sử dụng vào các mục đích khác như kinh doanh, buôn bán, cho thuê…
Tiếp vụ sử dụng nhà ở sai mục đích: Vẫn thu thuế sao đòi xử phạt?
Sử dụng nhà ở sai mục đích: Hàng triệu người có thể bị phạt
Nhà ở dùng làm văn phòng có thể bị phạt tới 30 triệu đồng
Theo đó, tổ chức, cá nhân không sử dụng nhà ở vào mục đích để ở sẽ bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng vì hành vi “sử dụng nhà ở trái mục đích quy định” (Nghị định 23/2009). Tuy nhiên, không chỉ các chuyên gia mà chính các cơ quan chức năng đều cho rằng quy định phạt như vậy là không hợp lý và khó thực hiện.
Khoản 4 Điều 52 Nghị định 23/2009 quy định “phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng nhà ở trái mục đích quy định”. Từ góc độ luật pháp, cần lưu ý Luật Nhà ở 2005 không có điều khoản nào quy định nhà ở chỉ được dùng để ở. Luật này cũng chỉ nghiêm cấm việc sử dụng nhà ở vào các hoạt động bị pháp luật cấm mà thôi. Không thể chứng minh việc kinh doanh, sản xuất và cho thuê nhà nằm trong danh mục bị pháp luật ngăn cấm nên cũng không thể nói người dân đã vi phạm pháp luật. Quy định của Nghị định 23/2009 không thể đặt cao hơn Luật Nhà ở.
Từ góc độ chính sách kinh tế, có thể nói quy định tại Nghị định 23/2009 là chưa từng có trong lịch sử. Ngay từ khi hình thành đô thị phong kiến dưới dạng “công trường thủ công” thì ngôi nhà dân ở đô thị đã có thêm chức năng sản xuất và buôn bán. Đó chính là “Hà Nội ba mươi sáu phố phường” ngày xưa và những “phố chuyên doanh” ở Hà Nội, TP.HCM ngày nay.
Tại TP Đà Nẵng, nhà ở của người dân được cho thuê mở văn phòng, mở cửa hiệu buôn bán… rất nhiều. Ảnh: LÊ PHI
Từ khi đổi mới, chính sách kinh tế thị trường định hướng XHCN của Đảng là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần - trong đó có hình thức kinh tế hộ gia đình. Ở nông thôn, kinh tế hộ gia đình bao gồm cả sản xuất lương thực, chăn nuôi, thủ công nghiệp và kinh doanh… Ở đô thị, kinh tế hộ gia đình là sản xuất hàng tiêu dùng và kinh doanh buôn bán. Đó là chính sách kinh tế của Đảng nên người dân không phạm luật mà chủ trương phạt họ mới là “vi phạm chính sách kinh tế của Đảng”.
Ngoài ra, một vấn đề không rõ ràng trong Nghị định 23/2009 là phạt có đi đôi với “cấm” hay không. Nếu phạt mà không cấm sẽ tạo ra tình trạng tùy tiện muốn phạt lúc nào cũng được. Khi kinh doanh không ổn định hoặc không có lời thì người dân sẽ phải đóng cửa tiệm. Nếu như vậy có thể xảy ra nhiều hệ quả.
Trước hết là tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách từ thuế sẽ giảm mạnh vì tổng khối lượng và giá trị hàng hóa của toàn bộ cửa hàng kinh doanh và sản xuất ở các nhà dân là rất lớn. Kế đến là tỉ lệ thất nghiệp và nghèo đói sẽ tăng vọt và sẽ là điều kiện, môi trường phát sinh tệ nạn và bất ổn định xã hội. Nét văn hóa đặc trưng của đô thị buôn bán nhộn nhịp cũng sẽ biến mất. Chưa kể, nếu tất cả nhà dân đều không được sử dụng một phần để sản xuất, kinh doanh, buôn bán thì sẽ là sự lãng phí công năng sinh lời của hàng triệu mét vuông xây dựng trong đô thị - tương tự như sự bỏ đất hoang ở nông thôn.
Nhìn ra thế giới, đô thị ở những nước nhiệt đới đều có hình thức kinh doanh buôn bán quanh năm ngay tại các nhà phố. Riêng ở các nước hàn đới, khi mùa đông đến, nhiệt độ xuống dưới âm thì không thể mở cửa nhà để buôn bán nhưng đến mùa hè họ cũng có buôn bán nhỏ ngoài phố...
Thiết nghĩ, quy định phạt tại Nghị định 23/2009 chỉ có thể áp dụng đối với những trường hợp thuê nhà thuộc sở hữu của Nhà nước mà sử dụng sai mục đích, còn đối với nhà của dân thì phải theo Luật Nhà ở năm 2005!
Vũng Tàu: Nếu phạt thì sẽ “đụng” các ngành khác
Tại TP Vũng Tàu cũng như nhiều đô thị lớn khác của cả nước, việc ban đầu xin giấy phép xây dựng nhà ở nhưng sau đó dùng nhà ở làm nơi kinh doanh, buôn bán… là phổ biến, nhất là những đường mặt tiền hoặc khu đất có vị trí thuận lợi. Tuy nhiên, từ trước đến nay TP Vũng Tàu chưa xử phạt trường hợp nào sử dụng nhà ở sai mục đích như vậy.
Lý do: các tổ chức, cá nhân khi dùng nhà ở vào mục đích kinh doanh đều xin phép các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chỉ cần cơ sở đó đáp ứng được một số yêu cầu đưa ra kèm theo hồ sơ thì có thể được duyệt. Mặt khác, khi hoạt động họ cũng có đóng thuế cho Nhà nước. Vì vậy, chuyện xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 23/2009 là rất khó bởi sẽ “đụng” các ngành khác.
Ông NGUYỄN THANH SƠN, Trưởng phòng Quản lý đô thịTP Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu)
T.KHÁNH ghi
Đà Nẵng: Người dân có quyền, miễn không phạm pháp
Thực tế tại TP Đà Nẵng, Sở Xây dựng chủ yếu xử phạt các hành vi vi phạm về xây dựng sai phép, không phép, lấn chiếm, không đúng thiết kế… Còn quản lý mục đích sử dụng nhà ở như thế nào thì do phường, quận.
Tuy nhiên, theo tôi, việc chuyển đổi mục đích nhà ở để cho thuê, mở văn phòng, cửa hiệu buôn bán… nếu không ảnh hưởng gì đến các vấn đề khác, không kinh doanh vi phạm pháp luật thì không nên xử phạt. Người dân có quyền sử dụng nhà ở của mình vào các mục đích mà họ muốn nhưng họ phải đến đăng ký, có các hợp đồng cần thiết và xin phép địa phương, Sở Xây dựng. Bởi lẽ việc sử dụng vào mục đích gì là quyền của người dân, miễn là họ không phạm pháp. Chỉ trong trường hợp chuyển đổi nhà ở sang các mục đích khác đối với nhà công sở, nhà của Nhà nước thì mới bị xử lý.
Ông NGUYỄN QUANG HƯNG, Phó Chánh Văn phòng Thanh traSở Xây dựng TP Đà Nẵng
LÊ PHI ghi
Đồng Nai: Chưa bao giờ phạt
Ngày 8-5, lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai cho biết cơ quan này chưa bao giờ xử phạt trường hợp nào sử dụng công trình nhà ở vào mục đích khác. Cụ thể như xin phép xây nhà ở nhưng sử dụng kinh doanh, buôn bán hoặc làm văn phòng. Thậm chí công trình xây dựng làm nhà ở nhưng không có nhu cầu sử dụng thì người dân vẫn có quyền cho thuê bình thường.
DUY ĐÔNG
TS NGUYỄN HỮU NGUYÊN (Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế miền Nam - SVEC)

Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, Bộ Xây dựng vừa có hướng dẫn về việc xử phạt trường hợp nhà ở sử dụng vào các mục đích khác như kinh doanh, buôn bán, cho thuê…

Theo đó, tổ chức, cá nhân không sử dụng nhà ở vào mục đích để ở sẽ bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng vì hành vi “sử dụng nhà ở trái mục đích quy định” (Nghị định 23/2009). Tuy nhiên, không chỉ các chuyên gia mà chính các cơ quan chức năng đều cho rằng quy định phạt như vậy là không hợp lý và khó thực hiện.
Khoản 4 Điều 52 Nghị định 23/2009 quy định “phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng nhà ở trái mục đích quy định”. Từ góc độ luật pháp, cần lưu ý Luật Nhà ở 2005 không có điều khoản nào quy định nhà ở chỉ được dùng để ở. Luật này cũng chỉ nghiêm cấm việc sử dụng nhà ở vào các hoạt động bị pháp luật cấm mà thôi. Không thể chứng minh việc kinh doanh, sản xuất và cho thuê nhà nằm trong danh mục bị pháp luật ngăn cấm nên cũng không thể nói người dân đã vi phạm pháp luật. Quy định của Nghị định 23/2009 không thể đặt cao hơn Luật Nhà ở.
Từ góc độ chính sách kinh tế, có thể nói quy định tại Nghị định 23/2009 là chưa từng có trong lịch sử. Ngay từ khi hình thành đô thị phong kiến dưới dạng “công trường thủ công” thì ngôi nhà dân ở đô thị đã có thêm chức năng sản xuất và buôn bán. Đó chính là “Hà Nội ba mươi sáu phố phường” ngày xưa và những “phố chuyên doanh” ở Hà Nội, TP.HCM ngày nay.

Tại TP Đà Nẵng, nhà ở của người dân được cho thuê mở văn phòng, mở cửa hiệu buôn bán… rất nhiều.Ảnh: LÊ PHI

Từ khi đổi mới, chính sách kinh tế thị trường định hướng XHCN của Đảng là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần - trong đó có hình thức kinh tế hộ gia đình. Ở nông thôn, kinh tế hộ gia đình bao gồm cả sản xuất lương thực, chăn nuôi, thủ công nghiệp và kinh doanh… Ở đô thị, kinh tế hộ gia đình là sản xuất hàng tiêu dùng và kinh doanh buôn bán. Đó là chính sách kinh tế của Đảng nên người dân không phạm luật mà chủ trương phạt họ mới là “vi phạm chính sách kinh tế của Đảng”.
Ngoài ra, một vấn đề không rõ ràng trong Nghị định 23/2009 là phạt có đi đôi với “cấm” hay không. Nếu phạt mà không cấm sẽ tạo ra tình trạng tùy tiện muốn phạt lúc nào cũng được. Khi kinh doanh không ổn định hoặc không có lời thì người dân sẽ phải đóng cửa tiệm. Nếu như vậy có thể xảy ra nhiều hệ quả.
Trước hết là tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách từ thuế sẽ giảm mạnh vì tổng khối lượng và giá trị hàng hóa của toàn bộ cửa hàng kinh doanh và sản xuất ở các nhà dân là rất lớn. Kế đến là tỉ lệ thất nghiệp và nghèo đói sẽ tăng vọt và sẽ là điều kiện, môi trường phát sinh tệ nạn và bất ổn định xã hội. Nét văn hóa đặc trưng của đô thị buôn bán nhộn nhịp cũng sẽ biến mất. Chưa kể, nếu tất cả nhà dân đều không được sử dụng một phần để sản xuất, kinh doanh, buôn bán thì sẽ là sự lãng phí công năng sinh lời của hàng triệu mét vuông xây dựng trong đô thị - tương tự như sự bỏ đất hoang ở nông thôn.
Nhìn ra thế giới, đô thị ở những nước nhiệt đới đều có hình thức kinh doanh buôn bán quanh năm ngay tại các nhà phố. Riêng ở các nước hàn đới, khi mùa đông đến, nhiệt độ xuống dưới âm thì không thể mở cửa nhà để buôn bán nhưng đến mùa hè họ cũng có buôn bán nhỏ ngoài phố...
Thiết nghĩ, quy định phạt tại Nghị định 23/2009 chỉ có thể áp dụng đối với những trường hợp thuê nhà thuộc sở hữu của Nhà nước mà sử dụng sai mục đích, còn đối với nhà của dân thì phải theo Luật Nhà ở năm 2005!
Vũng Tàu: Nếu phạt thì sẽ “đụng” các ngành khác
Tại TP Vũng Tàu cũng như nhiều đô thị lớn khác của cả nước, việc ban đầu xin giấy phép xây dựng nhà ở nhưng sau đó dùng nhà ở làm nơi kinh doanh, buôn bán… là phổ biến, nhất là những đường mặt tiền hoặc khu đất có vị trí thuận lợi. Tuy nhiên, từ trước đến nay TP Vũng Tàu chưa xử phạt trường hợp nào sử dụng nhà ở sai mục đích như vậy.
Lý do: các tổ chức, cá nhân khi dùng nhà ở vào mục đích kinh doanh đều xin phép các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chỉ cần cơ sở đó đáp ứng được một số yêu cầu đưa ra kèm theo hồ sơ thì có thể được duyệt. Mặt khác, khi hoạt động họ cũng có đóng thuế cho Nhà nước. Vì vậy, chuyện xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 23/2009 là rất khó bởi sẽ “đụng” các ngành khác.
Ông NGUYỄN THANH SƠN, Trưởng phòng Quản lý đô thịTP Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu)
T.KHÁNH ghi
Đà Nẵng: Người dân có quyền, miễn không phạm pháp
Thực tế tại TP Đà Nẵng, Sở Xây dựng chủ yếu xử phạt các hành vi vi phạm về xây dựng sai phép, không phép, lấn chiếm, không đúng thiết kế… Còn quản lý mục đích sử dụng nhà ở như thế nào thì do phường, quận.
Tuy nhiên, theo tôi, việc chuyển đổi mục đích nhà ở để cho thuê, mở văn phòng, cửa hiệu buôn bán… nếu không ảnh hưởng gì đến các vấn đề khác, không kinh doanh vi phạm pháp luật thì không nên xử phạt. Người dân có quyền sử dụng nhà ở của mình vào các mục đích mà họ muốn nhưng họ phải đến đăng ký, có các hợp đồng cần thiết và xin phép địa phương, Sở Xây dựng. Bởi lẽ việc sử dụng vào mục đích gì là quyền của người dân, miễn là họ không phạm pháp. Chỉ trong trường hợp chuyển đổi nhà ở sang các mục đích khác đối với nhà công sở, nhà của Nhà nước thì mới bị xử lý.
Ông NGUYỄN QUANG HƯNG, Phó Chánh Văn phòng Thanh traSở Xây dựng TP Đà Nẵng
LÊ PHI ghi
Đồng Nai: Chưa bao giờ phạt
Ngày 8-5, lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai cho biết cơ quan này chưa bao giờ xử phạt trường hợp nào sử dụng công trình nhà ở vào mục đích khác. Cụ thể như xin phép xây nhà ở nhưng sử dụng kinh doanh, buôn bán hoặc làm văn phòng. Thậm chí công trình xây dựng làm nhà ở nhưng không có nhu cầu sử dụng thì người dân vẫn có quyền cho thuê bình thường.
DUY ĐÔNG
TS NGUYỄN HỮU NGUYÊN (Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế miền Nam - SVEC)

Các tin khác

©2010 Copyright by Luatsutoanco . All rights reserved.
Phòng 105, 17/19 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. ĐT: (08) 7300 8787 - 7300 8788 - Fax: (08) 7300 8787
SĐKKD: 41.01.1254/TP/ĐKHĐ. Người đại diện: Luật Sư Kiều Đại Bằng
Thiết kế website - Thiết kế web bởi Univinet