Tin tức
Sẽ giải thể các ĐH kém chất lượng
(07/05/2012)

 

Sẽ giải thể các ĐH kém chất lượng
Cập nhật 07/05/2012 07:02 (GMT+7)
Gửi email Gmail  Đăng lên Facebook cho bà con cùng xem Đưa bài viết lên linkhay Đưa bài viết lên Google Bookmarks Đăng lên Twitter cho bà con cùng xem Chia sẻIn bài này
.
Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT nêu rõ: Theo quy định, những trường vi phạm có các hình thức chế tài khác nhau, từ dừng tuyển sinh ĐT ngành học, dừng tuyển sinh toàn trường, dừng đào tạo và nặng nhất là giải thể trường.
Ông Nguyễn Huy Bằng
• Xin ông cho biết rõ mức độ vi phạm của các trường bị đình chỉ tuyển sinh?
- Các trường vi phạm ở các mức độ khác nhau, có trường vi phạm nhiều lỗi theo quy định của NQ50 của Quốc hội. Ví dụ: CĐ Kinh tế Kỹ thuật HN tỷ lệ sinh viên/1 giảng viên là 93,2; 4/5 ngành chưa có thạc sĩ; trường chưa có đất nhưng thuê 5 cơ sở, 6 tháng, 1 năm; CĐ Kỹ thuật- Công nghiệp Quảng Ngãi có tỷ lệ sinh viên/1 giảng viên là 92,2 và không có thạc sĩ; ĐH Thành Tây có ngành quản trị kinh doanh có tới trên 423 sinh viên/1 giảng viên; ngành kiến trúc của ĐH Yersin Đà Lạt có tỷ lệ sinh viên/giảng viên là 130,4 và ngành này chưa có thạc sĩ, tiến sĩ nào...
• Vì sao lại có sự công bố chậm trễ như vậy khi thí sinh của mùa thi năm 2012 đã nộp xong hồ sơ dự thi tuyển sinh?
- Việc dừng tuyển sinh sẽ gây ra một số xáo trộn đối với một bộ phận thí sinh ở một số trường. Điều này Bộ cũng đã tính đến, song để bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của cả hệ thống, đồng thời giữ nghiêm kỷ cương trong quản lý theo yêu cầu Nghị quyết của Quốc hội và Chỉ thị của Thủ tướng, Bộ đã quyết định dừng tuyển sinh như đã nêu trên.
Năm 2012, Bộ GD&ĐT tiếp tục công tác kiểm tra, thanh tra tại 38 trường ĐH, CĐ (19 trường dân lập và 19 trường công lập). Sau khi có kết luận dừng tuyển sinh đối với 5 ngành của 5 trường; chiều 4/5, Bộ GD&ĐT lại tiếp tục đưa ra quyết định đình chỉ tuyển sinh (TS) năm 2012 đối với trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Sài Gòn.
Xét về góc độ tổng thể, việc thanh tra có tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng giáo dục, giữ nghiêm kỷ cương toàn hệ thống giáo dục.
• Quyền lợi của các thí sinh nộp hồ sơ thi vào các ngành bị đình chỉ tuyển sinh và quyền lợi của thí sinh đang học dở dang các ngành này sẽ được đảm bảo như thế nào?
- Các thí sinh nộp hồ sơ thi vào các ngành bị đình chỉ tuyển sinh được đảm bảo bằng cách nộp hồ sơ bổ sung tại Sở GD&ĐT và trường ĐH, CĐ. Đồng thời cho phép các thí sinh được đăng ký dự thi lại mà không phải nộp thêm bất cứ khoản lệ phí nào.
Các đơn vị và cơ sở giáo dục này có trách nhiệm thông báo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thí sinh được nộp hồ sơ đúng thời hạn quy định. Những sinh viên đang học dở thì tiếp tục học tập bình thường tại nơi các em đang theo học.
• Có nghĩa là sinh viên vẫn sẽ được đào tạo trong điều kiện kém chất lượng đó?
- Các hoạt động thanh tra không chỉ nhằm dừng tuyển sinh của những trường sai phạm mà đây chỉ là một trong những giải pháp trong tổng thể nhiều giải pháp chấn chỉnh, đôn đốc, cảnh báo; phát hiện sơ hở trong công tác quản lý để kịp thời điều chỉnh. Nếu sau thời hạn dừng tuyển sinh, nếu nguyên nhân dẫn đến việc dừng tuyển sinh được khắc phục và có hồ sơ đề nghị tuyển sinh trở lại của nhà trường thì cấp có thẩm quyền xem xét cho phép tuyển sinh trở lại. Chúng ta phải chấp nhận điều đó trong khi chờ những giải pháp tổng thể.
• Nếu các trường này không khắc phục nhược điểm thì có bị đóng cửa không?
- Sau 3 năm kể từ năm 2010, tức là hết năm 2013, tất cả các trường phải xây dựng xong cơ sở đào tạo độc lập; nếu không các trường sẽ được xem xét tùy mức độ để bị giảm chỉ tiêu tuyển sinh, dừng đào tạo hoặc, nặng hơn là xem xét đề nghị giải thể trường.
Uyên Na (ghi)

Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT nêu rõ: Theo quy định, những trường vi phạm có các hình thức chế tài khác nhau, từ dừng tuyển sinh ĐT ngành học, dừng tuyển sinh toàn trường, dừng đào tạo và nặng nhất là giải thể trường.


Ông Nguyễn Huy Bằng

Xin ông cho biết rõ mức độ vi phạm của các trường bị đình chỉ tuyển sinh?
- Các trường vi phạm ở các mức độ khác nhau, có trường vi phạm nhiều lỗi theo quy định của NQ50 của Quốc hội. Ví dụ: CĐ Kinh tế Kỹ thuật HN tỷ lệ sinh viên/1 giảng viên là 93,2; 4/5 ngành chưa có thạc sĩ; trường chưa có đất nhưng thuê 5 cơ sở, 6 tháng, 1 năm; CĐ Kỹ thuật- Công nghiệp Quảng Ngãi có tỷ lệ sinh viên/1 giảng viên là 92,2 và không có thạc sĩ; ĐH Thành Tây có ngành quản trị kinh doanh có tới trên 423 sinh viên/1 giảng viên; ngành kiến trúc của ĐH Yersin Đà Lạt có tỷ lệ sinh viên/giảng viên là 130,4 và ngành này chưa có thạc sĩ, tiến sĩ nào...

Vì sao lại có sự công bố chậm trễ như vậy khi thí sinh của mùa thi năm 2012 đã nộp xong hồ sơ dự thi tuyển sinh?

- Việc dừng tuyển sinh sẽ gây ra một số xáo trộn đối với một bộ phận thí sinh ở một số trường. Điều này Bộ cũng đã tính đến, song để bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của cả hệ thống, đồng thời giữ nghiêm kỷ cương trong quản lý theo yêu cầu Nghị quyết của Quốc hội và Chỉ thị của Thủ tướng, Bộ đã quyết định dừng tuyển sinh như đã nêu trên.Năm 2012, Bộ GD&ĐT tiếp tục công tác kiểm tra, thanh tra tại 38 trường ĐH, CĐ (19 trường dân lập và 19 trường công lập). Sau khi có kết luận dừng tuyển sinh đối với 5 ngành của 5 trường; chiều 4/5, Bộ GD&ĐT lại tiếp tục đưa ra quyết định đình chỉ tuyển sinh (TS) năm 2012 đối với trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Sài Gòn.Xét về góc độ tổng thể, việc thanh tra có tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng giáo dục, giữ nghiêm kỷ cương toàn hệ thống giáo dục.

Quyền lợi của các thí sinh nộp hồ sơ thi vào các ngành bị đình chỉ tuyển sinh và quyền lợi của thí sinh đang học dở dang các ngành này sẽ được đảm bảo như thế nào?

- Các thí sinh nộp hồ sơ thi vào các ngành bị đình chỉ tuyển sinh được đảm bảo bằng cách nộp hồ sơ bổ sung tại Sở GD&ĐT và trường ĐH, CĐ. Đồng thời cho phép các thí sinh được đăng ký dự thi lại mà không phải nộp thêm bất cứ khoản lệ phí nào. Các đơn vị và cơ sở giáo dục này có trách nhiệm thông báo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thí sinh được nộp hồ sơ đúng thời hạn quy định. Những sinh viên đang học dở thì tiếp tục học tập bình thường tại nơi các em đang theo học.

• Có nghĩa là sinh viên vẫn sẽ được đào tạo trong điều kiện kém chất lượng đó?

- Các hoạt động thanh tra không chỉ nhằm dừng tuyển sinh của những trường sai phạm mà đây chỉ là một trong những giải pháp trong tổng thể nhiều giải pháp chấn chỉnh, đôn đốc, cảnh báo; phát hiện sơ hở trong công tác quản lý để kịp thời điều chỉnh. Nếu sau thời hạn dừng tuyển sinh, nếu nguyên nhân dẫn đến việc dừng tuyển sinh được khắc phục và có hồ sơ đề nghị tuyển sinh trở lại của nhà trường thì cấp có thẩm quyền xem xét cho phép tuyển sinh trở lại. Chúng ta phải chấp nhận điều đó trong khi chờ những giải pháp tổng thể. • Nếu các trường này không khắc phục nhược điểm thì có bị đóng cửa không? - Sau 3 năm kể từ năm 2010, tức là hết năm 2013, tất cả các trường phải xây dựng xong cơ sở đào tạo độc lập; nếu không các trường sẽ được xem xét tùy mức độ để bị giảm chỉ tiêu tuyển sinh, dừng đào tạo hoặc, nặng hơn là xem xét đề nghị giải thể trường.

Uyên Na (ghi)-phapluatvn.vn

Các tin khác

©2010 Copyright by Luatsutoanco . All rights reserved.
Phòng 105, 17/19 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. ĐT: (08) 7300 8787 - 7300 8788 - Fax: (08) 7300 8787
SĐKKD: 41.01.1254/TP/ĐKHĐ. Người đại diện: Luật Sư Kiều Đại Bằng
Thiết kế website - Thiết kế web bởi Univinet