Tin tức
“Gói“ 29.000 tỉ đồng chưa phải là “thuốc“ cứu DN “sắp chết“?
(14/05/2012)

 

“Gói“ 29.000 tỉ đồng chưa phải là “thuốc“ cứu DN “sắp chết“?
Xung quanh gói giải cứu doanh nghiệp trị giá 29.000 tỷ đồng do Bộ Tài chính đưa ra và đang được Quốc hội xem xét, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành, cho rằng, gói giải cứu sẽ “không đáp ứng nhu cầu cấp bách của nền kinh tế”.
Ông Bùi Kiến Thành.
Ông Thành ví von: “Đây là cách cho uống nước để đỡ khát, nhưng thuốc men cho những người sắp chết thì mình lại không cung cấp. Dùng số tiền rất lớn, nhưng số tiền đó khó có hiệu quả đối với tình hình kinh tế đình đốn cần phải phục hồi và vươn lên, không tạo được điều kiện cho các doanh nghiệp đang khó khăn hồi sinh để phát triển…”.
Theo chuyên gia, “thuốc men” nên được phân phối thế nào mới đúng người đúng bệnh?
Chuyên gia Bùi Kiến Thành: Nền kinh tế Việt Nam đang thể hiện sự khó khăn với 620.000 doanh nghiệp có giấy phép hoạt động thì chỉ có 400.000 doanh nghiệp còn đăng ký hoạt động. Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố hôm 14/3/2012, thì trong năm 2011, cả nước có hơn 79.000 doanh nghiệp đã giải thể.
Điều đó cho thấy, tình trạng sa thải lao động trở nên nghiêm trọng và khoản thu nhập trong gia đình giảm sút. Việc giảm thu nhập cá nhân làm co hẹp mãi lực (sức mua) trong dân chúng nên hàng hóa không thể bán được. Những người mất việc đã đành, nhưng những người có việc cũng không tiêu dám tiêu xài thoải mái như trước nữa. Theo tôi, việc giải quyết tồn kho, tức hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất xuất khẩu, sử dụng lao động nhiều… cũng chính là điều mà các doanh nghiệp đang cần sự giúp đỡ của Chính phủ.
Vậy theo ông, gói giải pháp này chưa được đề nghị đúng đối tượng?
Chuyên gia Bùi Kiến Thành: Gói giải pháp Bộ Tài chính đưa ra chỉ ưu tiên khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp gia công trong lĩnh vực nông lâm, thủy sản, xây dựng, bất động sản, cơ khí vận tải thủy, sản xuất xi măng sắt thép… Cụ thể là sẽ được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2012, thuế VAT phải nộp trong quý II sẽ được giãn thêm 6 tháng…
Ngoài ra, Chính phủ đề xuất với Hội đồng nhân dân các cấp giảm 50% tiền thuê đất của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ hoạt động trên địa bàn trong năm 2012. Các hộ kinh doanh nhà trọ sinh viên và một số đối tượng kinh doanh khác cũng sẽ được miễn thuế khoán, thuế môn bài…
Tuy nhiên, điều quan trọng trong thông báo của Bộ Tài chính mà chúng ta cần quan tâm đó là điều hành chính sách tiền tệ, cơ cấu lại tín dụng, ưu tiên tín dụng phục vụ nông nghiệp, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động… Thứ nữa là về vấn đề làm sao kéo lãi suất xuống cho doanh nghiệp phát triển, tạo một chính sách tiền tệ sạch, ổn định chứ không phải đổ vào đống tiền là xong.
Vấn đề là nguồn vốn để cứu doanh nghiệp có phải không, thưa ông?
Chính sách tiền tệ tốt sẽ giải quyết được cho doanh nghiệp vay với lãi suất hợp lý, sẽ không phát sinh ra những doanh nghiệp đau ốm để bây giờ phải tìm thuốc để chữa trị. Giải quyết được nguồn vốn để doanh nghiệp tiếp tục sản xuất kinh doanh, hạn chế nền kinh tế bị đình đốn, doanh nghiệp phá sản là điều Nhà nước cần giải quyết hiện nay.
Theo tôi, về gói giải pháp 29.000 tỷ đồng, trong đó có vấn đề giãn thời gian đóng thuế giá trị gia tăng, thật ra không giúp gì nhiều cho doanh nghiệp. Nếu chúng ta miễn hẳn thuế giá trị gia tăng 10%, nhằm giúp doanh nghiệp bán ra hàng hóa có giá thấp hơn 10% sẽ tốt hơn. Tương tự như vậy, việc giảm 30% thu nhập doanh nghiệp cũng chỉ giúp cho những doanh nghiệp nào có lãi mới giảm thuế. Nhưng khi đã có lãi thì doanh nghiệp đó không yếu đến mức cần được “cấp cứu”.
Trên thế giới, doanh nghiệp các nước gặp khó khăn, chính phủ có đưa những gói giải pháp tương tự như cách đề nghị của Bộ Tài chính vừa qua không?
Các nước gặp khó khăn đều có các gói giải pháp "cứu trợ" bằng biện pháp tài khóa như: Giảm, giãn hoặc miễn thuế. Thậm chí còn trả lại thuế đã nộp lại cho doanh nghiệp và các hộ gia đình. Ở Nhật còn có lần nhà nước gửi séc cho các hộ gia đình khuyến khích mua sắm để "kích cầu" nhưng nhiều hộ gia đình lại không tiêu xài mà đem bỏ vào số tiết kiệm.
Ở Mỹ sau năm 2008, Ngân hàng trung ương (FED) hạ lãi suất cấp vốn cho ngân hàng thương mại xuống mức từ 0% đến 0,25%, ở Nhật là 0,10%, Anh Quốc là 0,50%, Ngân hàng trung tâm Châu Âu ECB (European Central Bank) là 0,50%. Cho đến nay, chính sách này vẫn còn tiếp tục áp dụng, mục đích để ngân hàng thương mại có thanh khoản cho doanh nghiệp vay với lãi suất từ 2% đên 3-4% để hồi phục và phát triển.
Ở Việt Nam, với tư cách tư vấn tài chính của Chính phủ, tôi cũng nhiều lần kiến nghị nên hạ lãi suất cho vay xuống dưới 10% để ổn định kinh tế vĩ mô. Chẳng hạn, Ngân hàng Nhà nước cho Ngân hàng thương mại vay với lãi suất 3 - 4%. Và Ngân hàng Thương mại cho doanh nghiệp vay lại với lãi suất dưới 10% để tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm việc tốt, cạnh tranh được với các đối thủ nước ngoài.
Hơn nữa, khi Ngân hàng thương mại vay với lãi suất 3 - 4%, thì Ngân hàng Nhà nước còn thu được lãi suất chứ không phải kiểu như khi trước đem tiền ra 20.000 tỷ đồng, 18.000 tỷ đồng hỗ trợ bù lãi suất. Cái đó là không hợp lý.
Ông đang nhắc đến gói kích cầu năm 2009 bù lãi suất 4% cho cho doanh nghiệp. Theo ông, gói kích cầu năm 2009 có hiệu quả tốt như mong đợi?
Năm 2009, Chính phủ đưa ra 2 gói. Gói 20.000 tỷ đồng bù lãi suất 4% cho doanh nghiệp khiến tổng số tăng tín dụng là 500.000 tỷ VND (25 lần 20.000), chiếm gần 40% tổng dư nợ của năm 2008. Gói thứ 2 là 18.000 tỷ đồng bù lãi suất 4% cho tín dụng trung hạn để mua sắm trang thiết bị. Cũng cho vay theo đối tượng. Thực tế, nhiều doanh nghiệp vay được tiền không đưa vào sản xuất kinh doanh mà đi đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán hoặc cho vay lại để ăn lãi suất chênh lệch.
Kết quả là trong 2 năm 2009 và 2010, tín dụng đã tăng đột biến (xem chi tiết từ nguồn tin của NHNN) và gây ra lạm phát trên 20% để rồi qua năm 2012, nhà nước phải ra NQ11 để "Kiềm chế lạm phát", đưa ra biện pháp thắt chặt tiền tệ, tăng cao lãi suất, doanh nghiệp lại phá sản, đình đốn, nay lại tìm giải pháp "cấp cứu"!.
Theo ông, giải pháp nào nên được coi là “thuốc được cấp đúng bệnh” cho doanh nghiệp lúc này?
Ngoài việc giảm miễn thuế GTGT để kích cầu, nhằm giúp doanh nghiệp sớm thu hồi vốn, phải tạo cơ chế cho các doanh nghiệp dùng hàng tồn kho để thế chấp, đi vay tiền của Ngân hàng. Không chỉ có vậy, Nhà nước cần tìm giải pháp cho các khoản nợ xấu, nợ khó đòi của ngân hàng, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục vay vốn.
Nếu nợ ngân hàng sau 90 ngày không trả được thì ngân hàng không được quyền cho vay tiếp. Vậy làm thế nào với nợ xấu? Ta nên có một quy chế mới, ví dụ như tạm thời khoanh nợ đó lại, để cho doanh nghiệp có thể vay tiếp. Vấn đề là, hàng tồn kho quá nhiều, không có vốn để sản xuất kinh doanh thì 29.000 tỷ đồng cũng như muốn bỏ bể.
Vì vậy, việc giải quyết cho các doanh nghiệp thực sự đang khó khăn mới là cốt lõi của vấn đề. Làm sao cho doanh nghiệp tiếp tục còn sống được để sản xuất kinh doanh thì phải qua chính sách tiền tệ. Và đó là việc mà Ngân hàng Nhà nước phải làm. Đó mới là chính sách có thể "bơm máu" cho doanh nghiệp sống được.
Lạc Sơn-phapluatvn.vn

Xung quanh gói giải cứu doanh nghiệp trị giá 29.000 tỷ đồng do Bộ Tài chính đưa ra và đang được Quốc hội xem xét, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành, cho rằng, gói giải cứu sẽ “không đáp ứng nhu cầu cấp bách của nền kinh tế”.


Ông Bùi Kiến Thành.

Ông Thành ví von: “Đây là cách cho uống nước để đỡ khát, nhưng thuốc men cho những người sắp chết thì mình lại không cung cấp. Dùng số tiền rất lớn, nhưng số tiền đó khó có hiệu quả đối với tình hình kinh tế đình đốn cần phải phục hồi và vươn lên, không tạo được điều kiện cho các doanh nghiệp đang khó khăn hồi sinh để phát triển…”.
Theo chuyên gia, “thuốc men” nên được phân phối thế nào mới đúng người đúng bệnh?
Chuyên gia Bùi Kiến Thành: Nền kinh tế Việt Nam đang thể hiện sự khó khăn với 620.000 doanh nghiệp có giấy phép hoạt động thì chỉ có 400.000 doanh nghiệp còn đăng ký hoạt động. Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố hôm 14/3/2012, thì trong năm 2011, cả nước có hơn 79.000 doanh nghiệp đã giải thể.
Điều đó cho thấy, tình trạng sa thải lao động trở nên nghiêm trọng và khoản thu nhập trong gia đình giảm sút. Việc giảm thu nhập cá nhân làm co hẹp mãi lực (sức mua) trong dân chúng nên hàng hóa không thể bán được. Những người mất việc đã đành, nhưng những người có việc cũng không tiêu dám tiêu xài thoải mái như trước nữa. Theo tôi, việc giải quyết tồn kho, tức hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất xuất khẩu, sử dụng lao động nhiều… cũng chính là điều mà các doanh nghiệp đang cần sự giúp đỡ của Chính phủ.
Vậy theo ông, gói giải pháp này chưa được đề nghị đúng đối tượng?
Chuyên gia Bùi Kiến Thành: Gói giải pháp Bộ Tài chính đưa ra chỉ ưu tiên khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp gia công trong lĩnh vực nông lâm, thủy sản, xây dựng, bất động sản, cơ khí vận tải thủy, sản xuất xi măng sắt thép… Cụ thể là sẽ được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2012, thuế VAT phải nộp trong quý II sẽ được giãn thêm 6 tháng…
Ngoài ra, Chính phủ đề xuất với Hội đồng nhân dân các cấp giảm 50% tiền thuê đất của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ hoạt động trên địa bàn trong năm 2012. Các hộ kinh doanh nhà trọ sinh viên và một số đối tượng kinh doanh khác cũng sẽ được miễn thuế khoán, thuế môn bài…
Tuy nhiên, điều quan trọng trong thông báo của Bộ Tài chính mà chúng ta cần quan tâm đó là điều hành chính sách tiền tệ, cơ cấu lại tín dụng, ưu tiên tín dụng phục vụ nông nghiệp, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động… Thứ nữa là về vấn đề làm sao kéo lãi suất xuống cho doanh nghiệp phát triển, tạo một chính sách tiền tệ sạch, ổn định chứ không phải đổ vào đống tiền là xong.
Vấn đề là nguồn vốn để cứu doanh nghiệp có phải không, thưa ông?
Chính sách tiền tệ tốt sẽ giải quyết được cho doanh nghiệp vay với lãi suất hợp lý, sẽ không phát sinh ra những doanh nghiệp đau ốm để bây giờ phải tìm thuốc để chữa trị. Giải quyết được nguồn vốn để doanh nghiệp tiếp tục sản xuất kinh doanh, hạn chế nền kinh tế bị đình đốn, doanh nghiệp phá sản là điều Nhà nước cần giải quyết hiện nay.
Theo tôi, về gói giải pháp 29.000 tỷ đồng, trong đó có vấn đề giãn thời gian đóng thuế giá trị gia tăng, thật ra không giúp gì nhiều cho doanh nghiệp. Nếu chúng ta miễn hẳn thuế giá trị gia tăng 10%, nhằm giúp doanh nghiệp bán ra hàng hóa có giá thấp hơn 10% sẽ tốt hơn. Tương tự như vậy, việc giảm 30% thu nhập doanh nghiệp cũng chỉ giúp cho những doanh nghiệp nào có lãi mới giảm thuế. Nhưng khi đã có lãi thì doanh nghiệp đó không yếu đến mức cần được “cấp cứu”.
Trên thế giới, doanh nghiệp các nước gặp khó khăn, chính phủ có đưa những gói giải pháp tương tự như cách đề nghị của Bộ Tài chính vừa qua không?
Các nước gặp khó khăn đều có các gói giải pháp "cứu trợ" bằng biện pháp tài khóa như: Giảm, giãn hoặc miễn thuế. Thậm chí còn trả lại thuế đã nộp lại cho doanh nghiệp và các hộ gia đình. Ở Nhật còn có lần nhà nước gửi séc cho các hộ gia đình khuyến khích mua sắm để "kích cầu" nhưng nhiều hộ gia đình lại không tiêu xài mà đem bỏ vào số tiết kiệm.
Ở Mỹ sau năm 2008, Ngân hàng trung ương (FED) hạ lãi suất cấp vốn cho ngân hàng thương mại xuống mức từ 0% đến 0,25%, ở Nhật là 0,10%, Anh Quốc là 0,50%, Ngân hàng trung tâm Châu Âu ECB (European Central Bank) là 0,50%. Cho đến nay, chính sách này vẫn còn tiếp tục áp dụng, mục đích để ngân hàng thương mại có thanh khoản cho doanh nghiệp vay với lãi suất từ 2% đên 3-4% để hồi phục và phát triển.
Ở Việt Nam, với tư cách tư vấn tài chính của Chính phủ, tôi cũng nhiều lần kiến nghị nên hạ lãi suất cho vay xuống dưới 10% để ổn định kinh tế vĩ mô. Chẳng hạn, Ngân hàng Nhà nước cho Ngân hàng thương mại vay với lãi suất 3 - 4%. Và Ngân hàng Thương mại cho doanh nghiệp vay lại với lãi suất dưới 10% để tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm việc tốt, cạnh tranh được với các đối thủ nước ngoài.
Hơn nữa, khi Ngân hàng thương mại vay với lãi suất 3 - 4%, thì Ngân hàng Nhà nước còn thu được lãi suất chứ không phải kiểu như khi trước đem tiền ra 20.000 tỷ đồng, 18.000 tỷ đồng hỗ trợ bù lãi suất. Cái đó là không hợp lý.
Ông đang nhắc đến gói kích cầu năm 2009 bù lãi suất 4% cho cho doanh nghiệp. Theo ông, gói kích cầu năm 2009 có hiệu quả tốt như mong đợi?
Năm 2009, Chính phủ đưa ra 2 gói. Gói 20.000 tỷ đồng bù lãi suất 4% cho doanh nghiệp khiến tổng số tăng tín dụng là 500.000 tỷ VND (25 lần 20.000), chiếm gần 40% tổng dư nợ của năm 2008. Gói thứ 2 là 18.000 tỷ đồng bù lãi suất 4% cho tín dụng trung hạn để mua sắm trang thiết bị. Cũng cho vay theo đối tượng. Thực tế, nhiều doanh nghiệp vay được tiền không đưa vào sản xuất kinh doanh mà đi đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán hoặc cho vay lại để ăn lãi suất chênh lệch.
Kết quả là trong 2 năm 2009 và 2010, tín dụng đã tăng đột biến (xem chi tiết từ nguồn tin của NHNN) và gây ra lạm phát trên 20% để rồi qua năm 2012, nhà nước phải ra NQ11 để "Kiềm chế lạm phát", đưa ra biện pháp thắt chặt tiền tệ, tăng cao lãi suất, doanh nghiệp lại phá sản, đình đốn, nay lại tìm giải pháp "cấp cứu"!.
Theo ông, giải pháp nào nên được coi là “thuốc được cấp đúng bệnh” cho doanh nghiệp lúc này?
Ngoài việc giảm miễn thuế GTGT để kích cầu, nhằm giúp doanh nghiệp sớm thu hồi vốn, phải tạo cơ chế cho các doanh nghiệp dùng hàng tồn kho để thế chấp, đi vay tiền của Ngân hàng. Không chỉ có vậy, Nhà nước cần tìm giải pháp cho các khoản nợ xấu, nợ khó đòi của ngân hàng, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục vay vốn. 
Nếu nợ ngân hàng sau 90 ngày không trả được thì ngân hàng không được quyền cho vay tiếp. Vậy làm thế nào với nợ xấu? Ta nên có một quy chế mới, ví dụ như tạm thời khoanh nợ đó lại, để cho doanh nghiệp có thể vay tiếp. Vấn đề là, hàng tồn kho quá nhiều, không có vốn để sản xuất kinh doanh thì 29.000 tỷ đồng cũng như muốn bỏ bể.
Vì vậy, việc giải quyết cho các doanh nghiệp thực sự đang khó khăn mới là cốt lõi của vấn đề. Làm sao cho doanh nghiệp tiếp tục còn sống được để sản xuất kinh doanh thì phải qua chính sách tiền tệ. Và đó là việc mà Ngân hàng Nhà nước phải làm. Đó mới là chính sách có thể "bơm máu" cho doanh nghiệp sống được.
Lạc Sơn-phapluatvn.vn

Các tin khác

©2010 Copyright by Luatsutoanco . All rights reserved.
Phòng 105, 17/19 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. ĐT: (08) 7300 8787 - 7300 8788 - Fax: (08) 7300 8787
SĐKKD: 41.01.1254/TP/ĐKHĐ. Người đại diện: Luật Sư Kiều Đại Bằng
Thiết kế website - Thiết kế web bởi Univinet