Tin tức
Góp ý sửa đổi Luật Luật sư: Hạn chế miễn thời gian đào tạo nghề
(15/05/2012)

 

Góp ý sửa đổi Luật Luật sư: Hạn chế miễn thời gian đào tạo nghề
Một điều tra viên có thể giỏi trong điều tra hình sự nhưng các lĩnh vực khác thì làm sao rành rẽ để có thể hành nghề ngay?
Nên miễn thời gian đào tạo nghề luật sư cho những ai? Đối với nghề luật sư, uy tín và đạo đức nghề nghiệp có vai trò như thế nào? Đó là những vấn đề gây chú ý tại hội thảo góp ý sửa đổi Luật Luật sư do Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM vừa tổ chức.
Theo dự thảo sửa đổi Luật Luật sư, ngoài những người từng là cán bộ tư pháp như thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, rất nhiều đối tượng khác cũng được miễn thời gian đào tạo nghề như chấp hành viên, thừa phát lại, thanh tra viên chính, chuyên viên chính… làm trong lĩnh vực pháp luật từ năm năm trở lên, sĩ quan quân đội công tác trong lĩnh vực pháp luật từ 15 năm trở lên…
Không nên miễn tràn lan
Theo Thẩm phán Vũ Phi Long (Phó Chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM), việc liệt kê đối tượng được miễn thời gian đào tạo nghề như dự thảo là quá nhiều và mang tính… “mặt trận”. Giới luật sư đều muốn vị thế của mình được nâng cao, địa vị pháp lý được coi trọng thì bắt buộc họ phải khẳng định mình bằng việc đào tạo cơ bản. Tại sao khi họ muốn làm các chức danh tư pháp khác thì phải đào tạo khó khăn mà trở thành luật sư lại thông thoáng thế? Chưa kể nếu bị lạm dụng thì việc trở thành luật sư sẽ quá dễ dàng.
Từ đó, ông Long đề xuất phải siết chặt lại việc miễn thời gian đào tạo nghề luật sư. Chẳng hạn như điều tra viên, dù họ được đào tạo chuyên sâu để điều tra hình sự nhưng các lĩnh vực khác như chứng khoán, dân sự… thì làm sao họ rành rẽ? Hoặc như thẩm phán, kiểm sát viên buộc phải nghỉ việc vì cơ quan kỷ luật do vi phạm pháp luật (nhưng chưa đến mức xử lý hình sự) thì ưu tiên miễn thời gian đào tạo nghề và nhận họ làm luật sư ngay rõ ràng là không ổn.
Luật sư đang làm nhiệm vụ tại một phiên tòa ở TAND TP.HCM. Ảnh: HTD
Đồng tình, kiểm sát viên Trần Ngọc Lãm (Viện Phúc thẩm 3 VKSND Tối cao tại TP.HCM) cũng cho rằng phải siết lại các điều kiện của các đối tượng nằm trong diện miễn đào tạo nghề luật sư. Theo ông Lãm, nghề luật sư là nghề của xã hội nên vấn đề đạo đức phải được coi trọng, tiêu chuẩn để làm nghề phải tốt. Không những siết đầu vào mà khi đã thành luật sư, kiến thức chuyên môn cũng phải vững vàng, thực sự có tâm, có tầm. Muốn vậy việc bồi dưỡng, tập huấn phải được tổ chức bài bản, định kỳ thường xuyên như ở ngành tòa án hoặc VKS hiện nay.
Đạo đức, uy tín là trên hết?
Một chuyện khác cũng được quan tâm không kém là uy tín, đạo đức nghề nghiệp của luật sư. Đây cũng là khởi nguồn cho một vấn đề cũ mà đến nay vẫn còn đang gây tranh cãi: Có nên cho người từng bị kết án làm luật sư hay không?
Theo dự thảo, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, kể cả trường hợp đã được xóa án tích thì không được hành nghề luật sư.
Phản đối quy định này, luật sư Nguyễn Văn Hậu (Đoàn Luật sư TP.HCM) nói xét về một góc độ nào đó, việc đóng cửa nghề hoàn toàn đối với một số người đã từng có “vết” là vi hiến. Bởi lẽ theo tinh thần của Hiến pháp, người đã được xóa án tích coi như chưa bị kết án và có đầy đủ quyền, nghĩa vụ như công dân bình thường. Nó cũng vênh với pháp luật hình sự (đã xóa án thì coi như chưa phạm tội) và pháp luật về lý lịch tư pháp (khi được xóa án thì trong lý lịch tư pháp ghi “chưa có án tích”). Nghề luật sư cũng như nhiều nghề khác đều cần phải có đạo đức tốt nhưng không vì lý do đó mà ngăn cản những người đã được xóa án.
Tuy nhiên, giảng viên Lê Vũ Nam (khoa Luật Trường ĐH Kinh tế-Luật TP.HCM) lại ủng hộ dự thảo. Ông Nam lý giải: Việc đã từng vi phạm pháp luật là một tiêu chí quan trọng đánh giá đạo đức của một con người. Chuyện đã từng có án tích phải được ghi nhận vì uy tín đã bị ảnh hưởng. Hơn nữa, nghề luật sư là nghề bảo vệ công lý, lẽ phải nên trước khi hành nghề, luật sư phải từng là người tuyệt đối tuân thủ pháp luật. Luật sư muốn sống được bằng nghề của mình thì cần nhất là uy tín, khách hàng sẽ nghĩ sao khi biết luật sư của mình từng có tiền án? Đó là chưa kể luật sư ấy đã từng phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý thì làm sao có thể như người sống lương thiện chưa từng phạm tội được?
Hướng dẫn tập sự: Giữ quy định cũ
Dự thảo đưa thêm hai điều kiện để trở thành người hướng dẫn luật sư tập sự: Ngoài việc ít nhất có ba năm kinh nghiệm hành nghề như luật hiện hành, còn phải có đạo đức tốt, uy tín và kinh nghiệm trong nghề.
Nhiều ý kiến nhận xét quy định cũ đã ổn, thêm các điều kiện mới là thừa. Vì qua quá trình xét tuyển để được làm luật sư và quá trình hành nghề, đạo đức của luật sư luôn được giám sát nên nếu không vi phạm pháp luật bị xử lý thì ai mà chẳng có “đạo đức tốt”. Mặt khác, nội điều kiện họ hành nghề được ba năm cũng đã đủ nói lên chuyện kinh nghiệm, uy tín rồi. Hơn nữa, việc đánh giá thế nào là đạo đức tốt, thế nào là có uy tín cũng rất khó khăn vì bản thân hai khái niệm này vốn trừu tượng.
Luật sư phải là người cao quý
Vấn đề đạo đức nói chung với nghề nào cũng quan trọng nhưng với nghề luật sư là rất quan trọng. Hơn nữa, muốn xã hội tôn vinh nghề nghiệp thì trước hết bản thân các luật sư phải là những người cao quý, có phẩm chất đạo đức tốt. Chẳng hạn thẩm phán đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp của mình thì không nên cho làm luật sư, người từng có tiền án cũng vậy. Trong kỳ họp sắp tới, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM sẽ trực tiếp đề đạt những đóng góp, băn khoăn từ các ý kiến của những người làm thực tiễn trong lần góp ý này.
Ông TRẦN DU LỊCH, Phó đoàn chuyên trách
Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM
Học luật ở nước ngoài thì sao?
Khoản 1 Điều 13 dự thảo liệt kê các đối tượng được miễn đào tạo nghề luật sư gồm có GS, PGS ngành luật, tiến sĩ luật. Điều tôi băn khoăn là nếu các chức danh trên được đào tạo ở nước ngoài thì sao, có nên miễn học chứng chỉ luật sư hay không? Bởi lẽ chúng ta có rất nhiều người lấy bằng tiến sĩ luật ở nước ngoài, do hệ thống pháp luật giữa Việt Nam và các nước khác nhau, tư duy pháp luật khác nhau nên hiểu biết cũng khác nhau. Thực tiễn đã cho thấy có nhiều xung đột giữa những người học luật trong nước và nước ngoài về. Khi ấy kiến thức pháp luật Việt Nam họ nắm chưa vững mà miễn học cho họ thì có ổn không?
Giảng viên ĐÀO THỊ THU HẰNG,
Trường ĐH Kinh tế-Luật TP.HCM
THANH TÙNG

Một điều tra viên có thể giỏi trong điều tra hình sự nhưng các lĩnh vực khác thì làm sao rành rẽ để có thể hành nghề ngay?Nên miễn thời gian đào tạo nghề luật sư cho những ai? Đối với nghề luật sư, uy tín và đạo đức nghề nghiệp có vai trò như thế nào? Đó là những vấn đề gây chú ý tại hội thảo góp ý sửa đổi Luật Luật sư do Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM vừa tổ chức.
Theo dự thảo sửa đổi Luật Luật sư, ngoài những người từng là cán bộ tư pháp như thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, rất nhiều đối tượng khác cũng được miễn thời gian đào tạo nghề như chấp hành viên, thừa phát lại, thanh tra viên chính, chuyên viên chính… làm trong lĩnh vực pháp luật từ năm năm trở lên, sĩ quan quân đội công tác trong lĩnh vực pháp luật từ 15 năm trở lên…
Không nên miễn tràn lan
Theo Thẩm phán Vũ Phi Long (Phó Chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM), việc liệt kê đối tượng được miễn thời gian đào tạo nghề như dự thảo là quá nhiều và mang tính… “mặt trận”. Giới luật sư đều muốn vị thế của mình được nâng cao, địa vị pháp lý được coi trọng thì bắt buộc họ phải khẳng định mình bằng việc đào tạo cơ bản. Tại sao khi họ muốn làm các chức danh tư pháp khác thì phải đào tạo khó khăn mà trở thành luật sư lại thông thoáng thế? Chưa kể nếu bị lạm dụng thì việc trở thành luật sư sẽ quá dễ dàng.
Từ đó, ông Long đề xuất phải siết chặt lại việc miễn thời gian đào tạo nghề luật sư. Chẳng hạn như điều tra viên, dù họ được đào tạo chuyên sâu để điều tra hình sự nhưng các lĩnh vực khác như chứng khoán, dân sự… thì làm sao họ rành rẽ? Hoặc như thẩm phán, kiểm sát viên buộc phải nghỉ việc vì cơ quan kỷ luật do vi phạm pháp luật (nhưng chưa đến mức xử lý hình sự) thì ưu tiên miễn thời gian đào tạo nghề và nhận họ làm luật sư ngay rõ ràng là không ổn.

Luật sư đang làm nhiệm vụ tại một phiên tòa ở TAND TP.HCM. Ảnh: HTD
Đồng tình, kiểm sát viên Trần Ngọc Lãm (Viện Phúc thẩm 3 VKSND Tối cao tại TP.HCM) cũng cho rằng phải siết lại các điều kiện của các đối tượng nằm trong diện miễn đào tạo nghề luật sư. Theo ông Lãm, nghề luật sư là nghề của xã hội nên vấn đề đạo đức phải được coi trọng, tiêu chuẩn để làm nghề phải tốt. Không những siết đầu vào mà khi đã thành luật sư, kiến thức chuyên môn cũng phải vững vàng, thực sự có tâm, có tầm. Muốn vậy việc bồi dưỡng, tập huấn phải được tổ chức bài bản, định kỳ thường xuyên như ở ngành tòa án hoặc VKS hiện nay.
Đạo đức, uy tín là trên hết?
Một chuyện khác cũng được quan tâm không kém là uy tín, đạo đức nghề nghiệp của luật sư. Đây cũng là khởi nguồn cho một vấn đề cũ mà đến nay vẫn còn đang gây tranh cãi: Có nên cho người từng bị kết án làm luật sư hay không?
Theo dự thảo, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, kể cả trường hợp đã được xóa án tích thì không được hành nghề luật sư.
Phản đối quy định này, luật sư Nguyễn Văn Hậu (Đoàn Luật sư TP.HCM) nói xét về một góc độ nào đó, việc đóng cửa nghề hoàn toàn đối với một số người đã từng có “vết” là vi hiến. Bởi lẽ theo tinh thần của Hiến pháp, người đã được xóa án tích coi như chưa bị kết án và có đầy đủ quyền, nghĩa vụ như công dân bình thường. Nó cũng vênh với pháp luật hình sự (đã xóa án thì coi như chưa phạm tội) và pháp luật về lý lịch tư pháp (khi được xóa án thì trong lý lịch tư pháp ghi “chưa có án tích”). Nghề luật sư cũng như nhiều nghề khác đều cần phải có đạo đức tốt nhưng không vì lý do đó mà ngăn cản những người đã được xóa án.
Tuy nhiên, giảng viên Lê Vũ Nam (khoa Luật Trường ĐH Kinh tế-Luật TP.HCM) lại ủng hộ dự thảo. Ông Nam lý giải: Việc đã từng vi phạm pháp luật là một tiêu chí quan trọng đánh giá đạo đức của một con người. Chuyện đã từng có án tích phải được ghi nhận vì uy tín đã bị ảnh hưởng. Hơn nữa, nghề luật sư là nghề bảo vệ công lý, lẽ phải nên trước khi hành nghề, luật sư phải từng là người tuyệt đối tuân thủ pháp luật. Luật sư muốn sống được bằng nghề của mình thì cần nhất là uy tín, khách hàng sẽ nghĩ sao khi biết luật sư của mình từng có tiền án? Đó là chưa kể luật sư ấy đã từng phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý thì làm sao có thể như người sống lương thiện chưa từng phạm tội được?
Hướng dẫn tập sự: Giữ quy định cũ
Dự thảo đưa thêm hai điều kiện để trở thành người hướng dẫn luật sư tập sự: Ngoài việc ít nhất có ba năm kinh nghiệm hành nghề như luật hiện hành, còn phải có đạo đức tốt, uy tín và kinh nghiệm trong nghề.
Nhiều ý kiến nhận xét quy định cũ đã ổn, thêm các điều kiện mới là thừa. Vì qua quá trình xét tuyển để được làm luật sư và quá trình hành nghề, đạo đức của luật sư luôn được giám sát nên nếu không vi phạm pháp luật bị xử lý thì ai mà chẳng có “đạo đức tốt”. Mặt khác, nội điều kiện họ hành nghề được ba năm cũng đã đủ nói lên chuyện kinh nghiệm, uy tín rồi. Hơn nữa, việc đánh giá thế nào là đạo đức tốt, thế nào là có uy tín cũng rất khó khăn vì bản thân hai khái niệm này vốn trừu tượng.
Luật sư phải là người cao quý
Vấn đề đạo đức nói chung với nghề nào cũng quan trọng nhưng với nghề luật sư là rất quan trọng. Hơn nữa, muốn xã hội tôn vinh nghề nghiệp thì trước hết bản thân các luật sư phải là những người cao quý, có phẩm chất đạo đức tốt. Chẳng hạn thẩm phán đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp của mình thì không nên cho làm luật sư, người từng có tiền án cũng vậy. Trong kỳ họp sắp tới, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM sẽ trực tiếp đề đạt những đóng góp, băn khoăn từ các ý kiến của những người làm thực tiễn trong lần góp ý này.
Ông TRẦN DU LỊCH, Phó đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM
Học luật ở nước ngoài thì sao?
Khoản 1 Điều 13 dự thảo liệt kê các đối tượng được miễn đào tạo nghề luật sư gồm có GS, PGS ngành luật, tiến sĩ luật. Điều tôi băn khoăn là nếu các chức danh trên được đào tạo ở nước ngoài thì sao, có nên miễn học chứng chỉ luật sư hay không? Bởi lẽ chúng ta có rất nhiều người lấy bằng tiến sĩ luật ở nước ngoài, do hệ thống pháp luật giữa Việt Nam và các nước khác nhau, tư duy pháp luật khác nhau nên hiểu biết cũng khác nhau. Thực tiễn đã cho thấy có nhiều xung đột giữa những người học luật trong nước và nước ngoài về. Khi ấy kiến thức pháp luật Việt Nam họ nắm chưa vững mà miễn học cho họ thì có ổn không?
Giảng viên ĐÀO THỊ THU HẰNG, Trường ĐH Kinh tế-Luật TP.HCM
THANH TÙNG-phapluattp.vn

 

Các tin khác

©2010 Copyright by Luatsutoanco . All rights reserved.
Phòng 105, 17/19 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. ĐT: (08) 7300 8787 - 7300 8788 - Fax: (08) 7300 8787
SĐKKD: 41.01.1254/TP/ĐKHĐ. Người đại diện: Luật Sư Kiều Đại Bằng
Thiết kế website - Thiết kế web bởi Univinet