Tin tức
Cần phải làm mới luật hình sự để bảo vệ người dân?
(24/05/2012)

 

Cần phải làm mới luật hình sự để bảo vệ người dân?
Cập nhật 24/05/2012 06:45 (GMT+7)
Gửi email Gmail  Đăng lên Facebook cho bà con cùng xem Đưa bài viết lên linkhay Đưa bài viết lên Google Bookmarks Đăng lên Twitter cho bà con cùng xem Chia sẻIn bài này
.
Một hành vi vi phạm có thể coi là “trọng tội” nhưng lại không xử lý được khiến người dân băn khoăn liệu pháp luật của chúng ta có… lạc hậu?
Thời gian gần đây xảy ra một số vụ việc các “ngôi sao” ca nhạc, thể thao bị các “fan” quá khích tấn công cả ở trong nước lẫn khi lưu diễn ở nước ngoài. Gần đây nhất là vụ việc một nhóm người được cho là cổ động viên CLB bóng đá Hải Phòng tấn công trọng tài Minh Trí tối ngày 13/5 vừa qua.
Ảnh minh họa
Theo đó, sau khi trận đấu giữa CLB Hải Phòng và CS.Đồng Tháp trên sân Cao Lãnh kết thúc lúc gần 18h ngày 13/5, một nhóm CĐV hơn 10 người của Hải Phòng tụ tập trước cổng sân để chờ trọng tài Võ Minh Trí để “xử lý” do “bất bình” với kết quả trận đấu cũng như cách trọng tài điều khiển trận đấu.
Theo các nhân chứng, tổ trọng tài, giám sát trận đấu và cả ông Trần Duy Ly, Trưởng ban Tổ chức giải V-League đang trên đường về TP Hồ CHí Minh thì CĐV Hải Phòng đi xe bắt kịp.
Trong lúc trọng tài Trí dừng lại đi vệ sinh thì có khoảng  gần chục người nhảy xuống xe, xông tới dùng tay “đánh hội đồng” trọng tài Võ Minh Trí. Nhờ được can ngăn kịp thời nên ông Trí chỉ bị xây xước nhẹ. Hiện nay, Cơ quan điều tra đang truy tìm những người hành hung đối với Trọng tài Võ Minh Trí để xử lý. Song nhiều ý kiến cho rằng, rất khó xử lý nhóm “côn đồ” này vì hành vi đó chưa cấu thành tội phạm.
Trong khi đó, một sự kiện khác không xảy ra tại Việt Nam nhưng cũng được dư luận quan tâm đó là việc ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng bị tấn công vào tháng 7/2010, trong khi đang biểu diễn tại Mỹ. Lý Tống, một người Mỹ gốc Việt, đã giả dạng fan hâm mộ nữ để tiếp cận ca sỹ này. Trong khoảnh khắc đưa tay đón nhận hoa từ fan “giả” này, Mr. Đàm đã bị Lý Tống xịt hơi cay vào mặt khiến anh choáng váng.
Lý Tống bị bắt ngay sau khi thực hiện hành vi tấn công ca sỹ Việt Nam. Hiện vụ án đang được Tòa án có thẩm quyền bang San Joe (Mỹ) xét xử. Lý Tống bị cáo buộc với các tội danh là chống lại lệnh bắt giữ, đột nhập trái phép, sử dụng hơi cay trái phép, hành hung người khác, tấn công có vũ khí nguy hiểm… với mức án lên tới 5 năm. Nếu vụ việc xảy ra tại Việt Nam thì liệu có quy định của pháp luật nào cho phép xử lý “fan” quá khích như Lý Tống hay không?
Chúng tôi có cuộc trao đổi với Luật sư Trần Văn Toàn, VPLS Khánh Hưng để làm rõ cơ sở xử lý hình sự đối với những trường hợp quá khích tấn công các “sao” như trên:
Thưa ông, muốn xử lý những vụ “nghi phạm” hành hung trọng tài, ca sỹ như trên thì phải có những điều kiện nào?
Theo quy định của Bộ luật Hình sự thì những hành vi trên thuộc nhóm tội phạm xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của công dân. Để xử lý theo quy định của pháp luật thì phải có những điều kiện nhất định, cụ thể là phải có thương tích xảy ra. Như vụ trọng tài bị tấn công, nếu trọng tài không bị tổn hại về sức khỏe theo tỷ lệ % mà cơ quan giám định đã xác định được thì không thể truy tố những người tấn công mặc dù những hành vi tấn công này có tính côn đồ và đê hèn.
Như vậy thì kể cả trường hợp sử dụng hung khí như hơi cay để tấn công người khác cũng sẽ khó buộc tội nếu không có thương tích, thưa ông?
Đúng vậy, đây là những hành vi hành hung này là cố ý gây thương tích, tổn hại sức khỏe người khác. Theo quy định của pháp luật, đòi hỏi phải có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng có tính chất côn đồ, đề hèn, dùng hung khí nguy hiểm…Bình xịt hơi cay cũng là một loại hung khí nên muốn buộc tội thì việc dùng hung khí này cũng phải gây ra thương tích thì mới có tội.
Ở nhiều quốc gia khác, những hành vi tấn công người khác chưa gây thương tích nhưng có thể vẫn bị buộc tội, phải chăng pháp luật hình sự nước ta còn “lạc hậu”, thưa ông?
Việc buộc tội phụ thuộc vào quy định của pháp luật từng quốc gia. Các nước đều tuân theo nguyên tắc “vô luật bất thành tội”, nghĩa là muốn buộc tội công dân nào đó thì phải có điều luật quy định tội danh đó. Ở nước ta chưa có quy định về tội tấn công bằng hơi cay nên không thể xử lý hành vi này ngoài tội danh cố ý gây thương tích.
Trong tư duy lập pháp, mỗi quốc gia cũng có quan điểm khác nhau. Nhiều quốc gia lấy yếu tố khách quan của hành vi phạm tội như hậu quả của hành vi làm cơ sở buộc tội nhưng nhiều quốc gia lại buộc tội căn cứ vào ý thức, thái độ chủ quan của nghi can khi thực hiện hành vi. Vì thế, một hành vi ở quốc gia này có thể có tội nhưng ở quốc gia khác thì lại không thể buộc tội.
Theo ông, chúng ta có nên “làm mới” pháp luật để có thể xử lý những hành vi tấn công nhưng chưa gây thương tích không?
Điều này liên quan nhiều đến quan điểm lập pháp của các hệ thống pháp luật. Nhưng theo tôi, một quy định của pháp luật cần xem xét đến nhiều khía cạnh, trong đó có tính khả thi của điều luật và hệ thống cơ quan thực thi. Hiện nay, trong quá trình xây dựng pháp luật, Nhà nước ta cũng tích cực nghiên cứu, học tập các ưu điểm của hệ thống pháp luật quốc tế, luật quốc gia khác. Tôi cho rằng, trong tương lai nếu thấy cần thiết thì chúng ta cũng cần làm mới các quy định của pháp luật hình sự để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của công dân một cách hiệu quả hơn.
Xin cảm ơn ông!
Bình Minh

Một hành vi vi phạm có thể coi là “trọng tội” nhưng lại không xử lý được khiến người dân băn khoăn liệu pháp luật của chúng ta có… lạc hậu?
Thời gian gần đây xảy ra một số vụ việc các “ngôi sao” ca nhạc, thể thao bị các “fan” quá khích tấn công cả ở trong nước lẫn khi lưu diễn ở nước ngoài. Gần đây nhất là vụ việc một nhóm người được cho là cổ động viên CLB bóng đá Hải Phòng tấn công trọng tài Minh Trí tối ngày 13/5 vừa qua.

Ảnh minh họa

Theo đó, sau khi trận đấu giữa CLB Hải Phòng và CS.Đồng Tháp trên sân Cao Lãnh kết thúc lúc gần 18h ngày 13/5, một nhóm CĐV hơn 10 người của Hải Phòng tụ tập trước cổng sân để chờ trọng tài Võ Minh Trí để “xử lý” do “bất bình” với kết quả trận đấu cũng như cách trọng tài điều khiển trận đấu.

Theo các nhân chứng, tổ trọng tài, giám sát trận đấu và cả ông Trần Duy Ly, Trưởng ban Tổ chức giải V-League đang trên đường về TP Hồ CHí Minh thì CĐV Hải Phòng đi xe bắt kịp.

Trong lúc trọng tài Trí dừng lại đi vệ sinh thì có khoảng  gần chục người nhảy xuống xe, xông tới dùng tay “đánh hội đồng” trọng tài Võ Minh Trí. Nhờ được can ngăn kịp thời nên ông Trí chỉ bị xây xước nhẹ. Hiện nay, Cơ quan điều tra đang truy tìm những người hành hung đối với Trọng tài Võ Minh Trí để xử lý. Song nhiều ý kiến cho rằng, rất khó xử lý nhóm “côn đồ” này vì hành vi đó chưa cấu thành tội phạm.

Trong khi đó, một sự kiện khác không xảy ra tại Việt Nam nhưng cũng được dư luận quan tâm đó là việc ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng bị tấn công vào tháng 7/2010, trong khi đang biểu diễn tại Mỹ. Lý Tống, một người Mỹ gốc Việt, đã giả dạng fan hâm mộ nữ để tiếp cận ca sỹ này. Trong khoảnh khắc đưa tay đón nhận hoa từ fan “giả” này, Mr. Đàm đã bị Lý Tống xịt hơi cay vào mặt khiến anh choáng váng.

Lý Tống bị bắt ngay sau khi thực hiện hành vi tấn công ca sỹ Việt Nam. Hiện vụ án đang được Tòa án có thẩm quyền bang San Joe (Mỹ) xét xử. Lý Tống bị cáo buộc với các tội danh là chống lại lệnh bắt giữ, đột nhập trái phép, sử dụng hơi cay trái phép, hành hung người khác, tấn công có vũ khí nguy hiểm… với mức án lên tới 5 năm. Nếu vụ việc xảy ra tại Việt Nam thì liệu có quy định của pháp luật nào cho phép xử lý “fan” quá khích như Lý Tống hay không?

Chúng tôi có cuộc trao đổi với Luật sư Trần Văn Toàn, VPLS Khánh Hưng để làm rõ cơ sở xử lý hình sự đối với những trường hợp quá khích tấn công các “sao” như trên:

Thưa ông, muốn xử lý những vụ “nghi phạm” hành hung trọng tài, ca sỹ như trên thì phải có những điều kiện nào?
Theo quy định của Bộ luật Hình sự thì những hành vi trên thuộc nhóm tội phạm xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của công dân. Để xử lý theo quy định của pháp luật thì phải có những điều kiện nhất định, cụ thể là phải có thương tích xảy ra. Như vụ trọng tài bị tấn công, nếu trọng tài không bị tổn hại về sức khỏe theo tỷ lệ % mà cơ quan giám định đã xác định được thì không thể truy tố những người tấn công mặc dù những hành vi tấn công này có tính côn đồ và đê hèn.
Như vậy thì kể cả trường hợp sử dụng hung khí như hơi cay để tấn công người khác cũng sẽ khó buộc tội nếu không có thương tích, thưa ông?
Đúng vậy, đây là những hành vi hành hung này là cố ý gây thương tích, tổn hại sức khỏe người khác. Theo quy định của pháp luật, đòi hỏi phải có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng có tính chất côn đồ, đề hèn, dùng hung khí nguy hiểm…Bình xịt hơi cay cũng là một loại hung khí nên muốn buộc tội thì việc dùng hung khí này cũng phải gây ra thương tích thì mới có tội.
Ở nhiều quốc gia khác, những hành vi tấn công người khác chưa gây thương tích nhưng có thể vẫn bị buộc tội, phải chăng pháp luật hình sự nước ta còn “lạc hậu”, thưa ông?
Việc buộc tội phụ thuộc vào quy định của pháp luật từng quốc gia. Các nước đều tuân theo nguyên tắc “vô luật bất thành tội”, nghĩa là muốn buộc tội công dân nào đó thì phải có điều luật quy định tội danh đó. Ở nước ta chưa có quy định về tội tấn công bằng hơi cay nên không thể xử lý hành vi này ngoài tội danh cố ý gây thương tích.
Trong tư duy lập pháp, mỗi quốc gia cũng có quan điểm khác nhau. Nhiều quốc gia lấy yếu tố khách quan của hành vi phạm tội như hậu quả của hành vi làm cơ sở buộc tội nhưng nhiều quốc gia lại buộc tội căn cứ vào ý thức, thái độ chủ quan của nghi can khi thực hiện hành vi. Vì thế, một hành vi ở quốc gia này có thể có tội nhưng ở quốc gia khác thì lại không thể buộc tội.
Theo ông, chúng ta có nên “làm mới” pháp luật để có thể xử lý những hành vi tấn công nhưng chưa gây thương tích không?
Điều này liên quan nhiều đến quan điểm lập pháp của các hệ thống pháp luật. Nhưng theo tôi, một quy định của pháp luật cần xem xét đến nhiều khía cạnh, trong đó có tính khả thi của điều luật và hệ thống cơ quan thực thi. Hiện nay, trong quá trình xây dựng pháp luật, Nhà nước ta cũng tích cực nghiên cứu, học tập các ưu điểm của hệ thống pháp luật quốc tế, luật quốc gia khác. Tôi cho rằng, trong tương lai nếu thấy cần thiết thì chúng ta cũng cần làm mới các quy định của pháp luật hình sự để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của công dân một cách hiệu quả hơn.        
Xin cảm ơn ông!
Bình Minh - phapluatvn.vn

 

Các tin khác

©2010 Copyright by Luatsutoanco . All rights reserved.
Phòng 105, 17/19 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. ĐT: (08) 7300 8787 - 7300 8788 - Fax: (08) 7300 8787
SĐKKD: 41.01.1254/TP/ĐKHĐ. Người đại diện: Luật Sư Kiều Đại Bằng
Thiết kế website - Thiết kế web bởi Univinet