Tin tức
Tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
(04/07/2012)

 

Tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
08:57:06 04/07/2012, cập nhật cách đây 1 giờ
Một trong những trọng tâm tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2012 là Chính phủ tái khẳng định, trong những tháng cuối năm 2012, quan điểm nhất quán là vẫn kiên định các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm, chưa thay đổi, điều chỉnh bất cứ mục tiêu nào. Theo đó, tiếp tục dành ưu tiên cho kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Trong 2 ngày 2 và 3/7, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp Phiên họp thường kỳ tháng 6/2012 trực tuyến với lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đánh giá công tác chỉ đạo điều hành tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và những giải pháp những tháng cuối năm.
Tại Phiên họp, bên cạnh khẳng định những kết quả đạt được, các thành viên Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận, tình hình kinh tế - xã hội vẫn tồn tại những khó khăn, thách thức, trong đó nổi lên là tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với cùng kỳ năm trước; khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng do lãi suất còn cao và không đáp ứng được các điều kiện vay; chỉ số tồn kho vẫn ở mức cao; số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng…
Sau khi phân tích, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện những tháng đầu năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, trong những tháng cuối năm 2012, quan điểm nhất quán là vẫn kiên định các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm, chưa thay đổi, điều chỉnh bất cứ mục tiêu nào. Theo đó, tiếp tục dành ưu tiên cho kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; việc ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô không chỉ cho năm 2012, mà còn cho cả các năm tiếp theo, đây cũng là nền tảng để duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững. Đồng thời tập trung duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý (khoảng 5,2% - 5,7%), duy trì tăng trưởng hợp lý nhưng phải đạt yêu cầu không gây bất ổn kinh tế vĩ mô, làm lạm phát cao trở lại; không vì tăng trưởng mà để lạm phát cao cho những năm tiếp theo.
Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ, phù hợp với các cân đối vĩ mô; đẩy nhanh việc giảm lãi suất cho vay theo chiều hướng giảm dần của chỉ số giá tiêu dùng; điều hành ổn định tỷ giá; đánh giá thực trạng tình hình thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của các tổ chức tín dụng, cũng như các chỉ tiêu tiền tệ, tín dụng của toàn hệ thống nhằm kịp thời đề xuất các giải pháp điều hành tín dụng hợp lý. Chủ động, linh hoạt trong xử lý nợ xấu; khẩn trương cơ cấu lại nợ, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém; điều hành lãi suất theo lạm phát mục tiêu (7-8%); nhanh chóng khơi thông dòng vốn để các doanh nghiệp dễ tiếp cận.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các bộ, ngành chức năng tập trung tháo gỡ, hỗ trợ cho sản xuất, trong đó có tăng tín dụng, giải ngân cho hết số vốn đã bố trí. Ưu tiên tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; sản xuất hàng xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động; thực hành tiết kiệm triệt để, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Bộ Tài chính tính toán các khả năng về thu chi ngân sách, không để đảo lộn thu chi ngân sách; kiểm soát kỹ lại nguồn thu. Giữ mức bội chi ngân sách không vượt quá chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua. Thực hiện chính sách tài khóa một cách hợp lý, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với chính sách tiền tệ, tín dụng, nhằm tăng tổng cầu của nền kinh tế; thực hiện các biện pháp hỗ trợ thuế đúng đối tượng ưu tiên nhằm khuyến khích sản xuất kinh doanh và kích thích tổng cầu phục vụ mục tiêu ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Khẩn trương rà soát, xử lý vốn đối ứng nhằm thúc đẩy nhanh các dự án ODA. Thu hút mạnh đầu tư nước ngoài vào các công trình, nhà máy sử dụng công nghệ cao. Tiếp tục chỉ đạo khẩn trương tính toán, tái cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia... nhằm kích thích nhu cầu trong nước. Quan tâm hơn nữa tới công tác bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội; thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động mất việc từ các doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, giải thể hoặc ngừng hoạt động; dành sự quan tâm thỏa đáng đến công tác chăm sóc sức khỏe y tế cho nhân dân; đưa bảo hiểm y tế trở thành một trong những chỉ tiêu phấn đấu trong phát triển kinh tế - xã hội vào năm 2013. Đồng thời tăng cường công tác giải quyết khiếu nại tố cao, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, gây tổn hại sức khỏe của người dân
PV (theo TTXVN)

Một trong những trọng tâm tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2012 là Chính phủ tái khẳng định, trong những tháng cuối năm 2012, quan điểm nhất quán là vẫn kiên định các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm, chưa thay đổi, điều chỉnh bất cứ mục tiêu nào.

Theo đó, tiếp tục dành ưu tiên cho kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.Trong 2 ngày 2 và 3/7, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp Phiên họp thường kỳ tháng 6/2012 trực tuyến với lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đánh giá công tác chỉ đạo điều hành tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và những giải pháp những tháng cuối năm.Tại Phiên họp, bên cạnh khẳng định những kết quả đạt được, các thành viên Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận, tình hình kinh tế - xã hội vẫn tồn tại những khó khăn, thách thức, trong đó nổi lên là tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với cùng kỳ năm trước; khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng do lãi suất còn cao và không đáp ứng được các điều kiện vay; chỉ số tồn kho vẫn ở mức cao; số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng…

Sau khi phân tích, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện những tháng đầu năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, trong những tháng cuối năm 2012, quan điểm nhất quán là vẫn kiên định các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm, chưa thay đổi, điều chỉnh bất cứ mục tiêu nào. Theo đó, tiếp tục dành ưu tiên cho kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; việc ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô không chỉ cho năm 2012, mà còn cho cả các năm tiếp theo, đây cũng là nền tảng để duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững. Đồng thời tập trung duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý (khoảng 5,2% - 5,7%), duy trì tăng trưởng hợp lý nhưng phải đạt yêu cầu không gây bất ổn kinh tế vĩ mô, làm lạm phát cao trở lại; không vì tăng trưởng mà để lạm phát cao cho những năm tiếp theo.Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ, phù hợp với các cân đối vĩ mô; đẩy nhanh việc giảm lãi suất cho vay theo chiều hướng giảm dần của chỉ số giá tiêu dùng; điều hành ổn định tỷ giá; đánh giá thực trạng tình hình thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của các tổ chức tín dụng, cũng như các chỉ tiêu tiền tệ, tín dụng của toàn hệ thống nhằm kịp thời đề xuất các giải pháp điều hành tín dụng hợp lý.

Chủ động, linh hoạt trong xử lý nợ xấu; khẩn trương cơ cấu lại nợ, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém; điều hành lãi suất theo lạm phát mục tiêu (7-8%); nhanh chóng khơi thông dòng vốn để các doanh nghiệp dễ tiếp cận.Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các bộ, ngành chức năng tập trung tháo gỡ, hỗ trợ cho sản xuất, trong đó có tăng tín dụng, giải ngân cho hết số vốn đã bố trí. Ưu tiên tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; sản xuất hàng xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động; thực hành tiết kiệm triệt để, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Bộ Tài chính tính toán các khả năng về thu chi ngân sách, không để đảo lộn thu chi ngân sách; kiểm soát kỹ lại nguồn thu. Giữ mức bội chi ngân sách không vượt quá chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua. Thực hiện chính sách tài khóa một cách hợp lý, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với chính sách tiền tệ, tín dụng, nhằm tăng tổng cầu của nền kinh tế; thực hiện các biện pháp hỗ trợ thuế đúng đối tượng ưu tiên nhằm khuyến khích sản xuất kinh doanh và kích thích tổng cầu phục vụ mục tiêu ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Khẩn trương rà soát, xử lý vốn đối ứng nhằm thúc đẩy nhanh các dự án ODA.

Thu hút mạnh đầu tư nước ngoài vào các công trình, nhà máy sử dụng công nghệ cao. Tiếp tục chỉ đạo khẩn trương tính toán, tái cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước...Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia... nhằm kích thích nhu cầu trong nước. Quan tâm hơn nữa tới công tác bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội; thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động mất việc từ các doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, giải thể hoặc ngừng hoạt động; dành sự quan tâm thỏa đáng đến công tác chăm sóc sức khỏe y tế cho nhân dân; đưa bảo hiểm y tế trở thành một trong những chỉ tiêu phấn đấu trong phát triển kinh tế - xã hội vào năm 2013. Đồng thời tăng cường công tác giải quyết khiếu nại tố cao, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, gây tổn hại sức khỏe của người dân

PV (theo TTXVN)

 

Các tin khác

©2010 Copyright by Luatsutoanco . All rights reserved.
Phòng 105, 17/19 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. ĐT: (08) 7300 8787 - 7300 8788 - Fax: (08) 7300 8787
SĐKKD: 41.01.1254/TP/ĐKHĐ. Người đại diện: Luật Sư Kiều Đại Bằng
Thiết kế website - Thiết kế web bởi Univinet