Tin tức
Khi khách hàng bất động sản “cầu cứu“ đến luật sư...
(02/05/2012)

 

Khi khách hàng bất động sản “cầu cứu“ đến luật sư...
Cập nhật 27/04/2012 08:21 (GMT+7)
Gửi email Gmail  Đăng lên Facebook cho bà con cùng xem Đưa bài viết lên linkhay Đưa bài viết lên Google Bookmarks Đăng lên Twitter cho bà con cùng xem Chia sẻIn bài này
.
Dù các chuyên gia và cơ quan quản lý đã đưa ra nhiều giải pháp, nhưng các nhà đầu tư vẫn hoang mang vì chưa nhìn thấy đâu là giải pháp hữu hiệu có thể giải cứu thị trường BĐS.
Ảnh minh họa.
Tâm lý hoang mang trước thị trường
Luật sư Trần Vũ Hải cho rằng, thị trường BĐS ít nhất phải 2 năm nữa mới bắt đầu có sự chuyển biến tích cực. “Hiện có khá nhiều khách hàng đã đóng tiền vào dự án đang tìm đến văn phòng luật sư của tôi xin tư vấn tìm cách rút tiền khỏi dự án” – ông Hải nói – “Theo tôi, các DN sắp tới sẽ còn phải mệt mỏi nhiều với BĐS. Hơn lúc nào hết, chủ đầu tư phải nhìn thẳng vào sự thật, phải mạnh dạn cắt lỗ, không nên kỳ vọng nhiều vào sự phục hồi của thị trường trong ngắn hạn”.
Tại Hội thảo “Thị trường BĐS 2012 – cơ hội trong khủng hoảng” vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Hải gay gắt: “Các DN tham lam, xây dựng lộn xộn, sản phẩm hiện nay có vấn đề, tranh chấp, chất lượng không cao, không tạo yên tâm cho người mua. Nếu muốn tồn tại lâu thì anh phải quan tâm chất lượng”.
Ông Hải cũng cho rằng cơ quan chức năng cũng “tham lam” khi ban hành chính sách khi thuế đất mà DN phải trả là cao quá. Tín dụng bị siết chặt, DN khó mà ngân hàng cũng khó.
Bình luận về diễn biến thị trường, TS. Cấn Văn Lực (Ngân hàng BIDV) cho rằng, vấn đề cốt yếu hiện nay của thị trường BĐS không phải là khó vay tiền mà là do sức cầu rất yếu. Khảo sát của ngân hàng này cho thấy, tâm lý của người dân đang rất hoang mang chưa biết đầu tư theo hướng nào, vì vậy họ chỉ nghe ngóng chờ đợi.
Theo Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) Nguyễn Trọng Ninh, Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS đã được Bộ Xây dựng giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng đề án quản lý việc đầu tư xây dựng các khu đô thị, chung cư, trong đó nội dung quan trọng là bắt buộc các chủ đầu tư phải có từ 15 -20% lượng căn hộ chung cư có diện tích từ 25 – 40 m2.
Tuy nhiên, trước đó, khi DN đề xuất xây căn hộ diện tích nhỏ để đưa ra thị trường sản phẩm mức giá hợp lý, nhiều chuyên gia đã từng nhận định rằng, phải giảm giá sản phẩm đến mức hợp lý chứ không nên kích cầu bằng sản phẩm diện tích nhỏ.
Tự tái cấu trúc – bằng cách nào?
Theo ông Phan Thành Mai - Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam, mặc dù từ cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã dần tháo gỡ tín dụng cho một số lĩnh vực BĐS ra khỏi nhóm phi sản xuất, tuy nhiên các chính sách này chưa đủ mạnh nên chưa đem đến tác động thực tế.
Trong tháng 4/2012, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã có thêm một loạt động thái tháo gỡ, nhưng nếu chính sách thời gian tới vẫn chưa phù hợp thì các DN sẽ tiếp tục lún sâu hơn nữa vào khó khăn.
Ông Lê Đức Hải - Chủ tịch INT cho rằng, không nhìn thẳng vào thực tế thì rất khó để tìm ra cơ hội, mà nhìn thẳng nhưng DN cũng không quyết liệt thay đổi mình thì cũng khó để hy vọng cơ hội đến. Ông Hải kể, ông đã cắt giảm và tiết kiệm chi phí triệt để.
Trong 16 tháng qua, vị lãnh đạo DN này đã điều chuyển bộ máy trung gian của công ty lên công trường xây dựng, giám đốc trực tiếp gặp gỡ tiếp xúc khách hàng, cấu trúc lại các khoản nợ, khoản vay. Chi phí quản lý đã được cắt giảm 30%, không còn tình trạng quan liêu, tốc độ giải quyết công việc tăng gấp 5 lần.
“Trong lúc chờ thị trường thay đổi thì bây giờ tất cả các nhà đầu tư, DN đều phải thay đổi” – ông Hải nói – “Nhưng nếu 6-12 tháng nữa thanh khoản vẫn không xảy ra thì thế nào?. Nếu chúng ta không tự tái cấu trúc, đưa ra sản phẩm mà thị trường cần, còn khoảng cách với khách hàng thì thị trường sẽ đông cứng mà lúc ấy, chính sách cũng khó có thể cứu được”.
Bách Nguyễn

Dù các chuyên gia và cơ quan quản lý đã đưa ra nhiều giải pháp, nhưng các nhà đầu tư vẫn hoang mang vì chưa nhìn thấy đâu là giải pháp hữu hiệu có thể giải cứu thị trường BĐS.


Ảnh minh họa.

Tâm lý hoang mang trước thị trường
Luật sư Trần Vũ Hải cho rằng, thị trường BĐS ít nhất phải 2 năm nữa mới bắt đầu có sự chuyển biến tích cực. “Hiện có khá nhiều khách hàng đã đóng tiền vào dự án đang tìm đến văn phòng luật sư của tôi xin tư vấn tìm cách rút tiền khỏi dự án” – ông Hải nói – “Theo tôi, các DN sắp tới sẽ còn phải mệt mỏi nhiều với BĐS. Hơn lúc nào hết, chủ đầu tư phải nhìn thẳng vào sự thật, phải mạnh dạn cắt lỗ, không nên kỳ vọng nhiều vào sự phục hồi của thị trường trong ngắn hạn”.
Tại Hội thảo “Thị trường BĐS 2012 – cơ hội trong khủng hoảng” vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Hải gay gắt: “Các DN tham lam, xây dựng lộn xộn, sản phẩm hiện nay có vấn đề, tranh chấp, chất lượng không cao, không tạo yên tâm cho người mua. Nếu muốn tồn tại lâu thì anh phải quan tâm chất lượng”.
Ông Hải cũng cho rằng cơ quan chức năng cũng “tham lam” khi ban hành chính sách khi thuế đất mà DN phải trả là cao quá. Tín dụng bị siết chặt, DN khó mà ngân hàng cũng khó.
Bình luận về diễn biến thị trường, TS. Cấn Văn Lực (Ngân hàng BIDV) cho rằng, vấn đề cốt yếu hiện nay của thị trường BĐS không phải là khó vay tiền mà là do sức cầu rất yếu. Khảo sát của ngân hàng này cho thấy, tâm lý của người dân đang rất hoang mang chưa biết đầu tư theo hướng nào, vì vậy họ chỉ nghe ngóng chờ đợi.
Theo Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) Nguyễn Trọng Ninh, Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS đã được Bộ Xây dựng giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng đề án quản lý việc đầu tư xây dựng các khu đô thị, chung cư, trong đó nội dung quan trọng là bắt buộc các chủ đầu tư phải có từ 15 -20% lượng căn hộ chung cư có diện tích từ 25 – 40 m2.
Tuy nhiên, trước đó, khi DN đề xuất xây căn hộ diện tích nhỏ để đưa ra thị trường sản phẩm mức giá hợp lý, nhiều chuyên gia đã từng nhận định rằng, phải giảm giá sản phẩm đến mức hợp lý chứ không nên kích cầu bằng sản phẩm diện tích nhỏ.

Tự tái cấu trúc – bằng cách nào?
Theo ông Phan Thành Mai - Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam, mặc dù từ cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã dần tháo gỡ tín dụng cho một số lĩnh vực BĐS ra khỏi nhóm phi sản xuất, tuy nhiên các chính sách này chưa đủ mạnh nên chưa đem đến tác động thực tế.
Trong tháng 4/2012, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã có thêm một loạt động thái tháo gỡ, nhưng nếu chính sách thời gian tới vẫn chưa phù hợp thì các DN sẽ tiếp tục lún sâu hơn nữa vào khó khăn.
Ông Lê Đức Hải - Chủ tịch INT cho rằng, không nhìn thẳng vào thực tế thì rất khó để tìm ra cơ hội, mà nhìn thẳng nhưng DN cũng không quyết liệt thay đổi mình thì cũng khó để hy vọng cơ hội đến. Ông Hải kể, ông đã cắt giảm và tiết kiệm chi phí triệt để.
Trong 16 tháng qua, vị lãnh đạo DN này đã điều chuyển bộ máy trung gian của công ty lên công trường xây dựng, giám đốc trực tiếp gặp gỡ tiếp xúc khách hàng, cấu trúc lại các khoản nợ, khoản vay. Chi phí quản lý đã được cắt giảm 30%, không còn tình trạng quan liêu, tốc độ giải quyết công việc tăng gấp 5 lần.
“Trong lúc chờ thị trường thay đổi thì bây giờ tất cả các nhà đầu tư, DN đều phải thay đổi” – ông Hải nói – “Nhưng nếu 6-12 tháng nữa thanh khoản vẫn không xảy ra thì thế nào?. Nếu chúng ta không tự tái cấu trúc, đưa ra sản phẩm mà thị trường cần, còn khoảng cách với khách hàng thì thị trường sẽ đông cứng mà lúc ấy, chính sách cũng khó có thể cứu được”.
Bách Nguyễn-phapluatvn.vn

Các tin khác

©2010 Copyright by Luatsutoanco . All rights reserved.
Phòng 105, 17/19 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. ĐT: (08) 7300 8787 - 7300 8788 - Fax: (08) 7300 8787
SĐKKD: 41.01.1254/TP/ĐKHĐ. Người đại diện: Luật Sư Kiều Đại Bằng
Thiết kế website - Thiết kế web bởi Univinet