Sau bài “2.500 tỉ đồng tiền phạt giao thông đi đâu?” (Pháp Luật TP.HCM ngày 26-4), nhiều bạn đọc bày tỏ sự ngạc nhiên về việc phần lớn tiền phạt vi phạm giao thông chỉ để phục vụ cho hoạt động của ngành
Nên ưu tiên nâng cấp đường sá
Tôi thật sự bất ngờ trước thông tin tiền xử phạt vi phạm giao thông hằng năm không hề được sử dụng cho mục tiêu kéo giảm tai nạn giao thông. Cụ thể, ngành giao thông không chi đồng nào từ số tiền phạt nêu trên để đầu tư trở lại cho các công trình hạ tầng giao thông trong khi đường sá ở nhiều nơi đang xuống cấp; điểm đen tai nạn, cảnh tắc đường thường xuyên diễn ra ở nhiều nơi vẫn chưa được khắc phục.
Muốn có tiền phát triển các dự án giao thông, ngành giao thông luôn tính đến việc bắt dân đóng nhiều loại phí dẫn đến tình trạng phí chồng lên phí. Trong khi sức dân có hạn, vì sao ngành này không tận dụng mọi nguồn tiền có được, trong đó có số tiền phạt vi phạm giao thông để giải quyết nhiều việc bức bách về giao thông? Tôi đề nghị Quốc hội sớm có ý kiến về việc này để tới đây người dân không bị tận thu với lắm phí giao thông.
Quang Luật (Quận 10, TP.HCM)
Nhiều ý kiến đồng tình tiền xử phạt giao thông nên dùng phần lớn vào việc cải tạo nâng cấp đường sá, chỉnh trang đô thị. Ảnh: HTD
Tháng 6 tới đây, ngoài phí sử dụng đường bộ thì người dân còn phải đối mặt với nhiều loại phí khác như phí hạn chế xe cá nhân, phí dành cho ô tô đi vào trung tâm các thành phố lớn… Trước sức ép đóng phí như thế, cá nhân tôi và nhiều người thân trong gia đình đều cho rằng việc chi tiền xử phạt giao thông theo tỉ lệ 70% trích cho lực lượng công an, 10% cho thanh tra giao thông, 10% cho Ban An toàn giao thông và 10% cho các lực lượng khác là chưa hợp lý. Bởi con số 2.500 tỉ đồng/năm đâu phải nhỏ, nếu muốn trích cho lực lượng đảm bảo trật tự an toàn giao thông thì chỉ nên trích ít thôi, phần lớn còn lại nên dùng vào việc cải tạo nâng cấp đường sá, chỉnh trang đô thị. Với cách phân bổ hợp lý này, ngành giao thông vừa hoàn thành được công việc của mình, phía người dân cũng đỡ lo chuyện kẹt xe, tai nạn và bị thâm thủng túi tiền còm cõi.
Hải Yến
Mất đi ý nghĩa răn đe
Có lẽ chỉ có nước mình mới dùng tiền phạt vi phạm giao thông để bồi dưỡng cho CSGT và tất nhiên là tôi không đồng tình với điều này. Cũng như đối với cán bộ, công chức các ngành khác, lực lượng CSGT đã được trả lương theo thang bảng lương của Nhà nước để làm đúng nhiệm vụ, phận sự của mình, vậy tại sao phải bồi dưỡng thêm? Nếu nói lương thấp không đủ sống thì đâu chỉ có mỗi ngành giao thông mới “đau đầu” với chuyện cơm, áo, gạo, tiền, vậy sao chỉ tăng cho CSGT? Nếu nói phải thêm tiền để chống nạn vòi vĩnh thì đâu chỉ có mỗi ngành giao thông muốn nói không với tiêu cực, vậy sao chỉ chi cho CSGT?
Hỏi vậy để thấy rằng Chính phủ cần có đề án giải quyết tổng thể về chế độ phụ cấp trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung chứ không nên để ngành này, ngành nọ (trong đó có ngành giao thông) tiếp tục trích tiền xử phạt vi phạm để dưỡng liêm. Cách chi tiền như thế có thể khiến dư luận hiểu là càng phạt nhiều thì CSGT càng được hưởng nhiều, trong khi mục đích xử phạt “cao cả” hơn rất nhiều lần, đó là tạo tính răn đe, rèn luyện ý thức tuân thủ pháp luật của số đông.
Hà Thanh
Theo bài báo thì 60%-80% số tiền trích cho lực lượng công an được sử dụng vào mục đích tuyên truyền, chỉ đạo tập huấn, tổ chức sơ kết công tác an toàn giao thông, bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ.... Đối với các lực lượng khác như Ban An toàn giao thông, tiền trích lại chủ yếu chi cho hoạt động của ban, chi tuyên truyền, tổng kết, đào tạo nghiệp vụ an toàn giao thông… Tôi đề nghị ngành giao thông rà soát, điều chỉnh các mục đích này. Đơn cử, với mục đích tuyên truyền, in ấn tờ rơi thì không cần chi nhiều tiền bởi lẽ bất kỳ người tham gia giao thông nào cũng đều biết và buộc phải biết luật giao thông. Điều cần quan tâm ở đây là nếu họ không chấp hành thì pháp luật có xử lý nghiêm hay không. Kế đến là việc sơ kết, tổng kết cũng nên làm thật đơn giản để tránh tốn kém, lãng phí.
Nói tóm lại, cái nào đáng chi hãy chi, số còn lại nên đổ dồn vào quỹ bảo trì đường bộ để cải thiện dần đường sá giao thông.
Minh Thiện
theo phapluattp.vn
Các tin khác
- Xử lý hình sự “tội” kinh doanh thực phẩm bẩn (27/04/2012)
- Chợ Lái Thiêu, Bình Dương: Trộm cắp lộng hành, tiểu thương kêu cứu (27/04/2012)
- “Máu rừng“ chảy về… chợ gỗ Đồng Kỵ (27/04/2012)
- Ngân hàng đầu tiên “mất tên” vì gánh nặng từ Vinashin? (27/04/2012)
- Chưa “nhìn“ được căn nguyên đẩy lạm phát tăng cao (26/04/2012)
- Xứ Quảng xôn xao vụ “đại gia” vật liệu xây dựng bỏ trốn cùng hàng chục tỷ đồng (26/04/2012)
- Phút nông nổi khiến cậu học trò ngoan hiền thành kẻ giết người (26/04/2012)
- Nhân dân giám sát phòng chống tham nhũng (26/04/2012)
- 6.700 doanh nghiệp chết: Vẫn chưa giải mã nổi (26/04/2012)
- Vỡ nợ bạc tỉ, ba mẹ con bỏ trốn (26/04/2012)
- “Ngã ngửa“ vì gã thanh niên đẹp mã giả đeo mác cảnh sát lừa đảo (26/04/2012)
- Bệnh nhân hóa cướp vì thích...đi xe máy (26/04/2012)
- Gái bán dâm đen đủi gặp hai tên biến thái (26/04/2012)
- Lơ là cháy nổ ở phòng trọ (25/04/2012)
- Phá một đường dây làm bằng giả - Bài 1: Làm bằng giả… siêu tốc (25/04/2012)
- Chống ùn tắc và TNGT: Sao toàn tính chuyện thu tiền dân? (25/04/2012)
- Xe ben tông tàu hỏa, ba toa tàu bị lật (25/04/2012)
- Chưa thể kiểm soát chất lượng rau, quả nhập vào Việt Nam? (25/04/2012)
- Vô tư “tặng“... 10 kg vàng cho người rà phế liệu (25/04/2012)
- “Làm sao nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, hạn chế tiêu cực?“ (25/04/2012)
- Sát thủ lộ diện từ tình tiết vắng mặt ngày đưa tang bà (24/04/2012)
- “Ngứa mắt” chàng rể tật nguyền, cha vợ quẫn trí lên kế hoạch sát hại (24/04/2012)
- Làm xiếc trong cơ cấu giá xăng (23/04/2012)
- Thẩm phán vay tiền của đương sự (23/04/2012)
- Khốn khổ vì “chủ ngoại“ “ôm“ tiền về nước (23/04/2012)
- Vai trò của VKS trong phiên tòa dân sự sơ thẩm? (20/04/2012)
- Bùng nổ nhu cầu tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp (19/04/2012)
- Hàng trăm gia đình khuynh gia bại sản vì “siêu lừa“ bất động sản (19/04/2012)
- “Dở khóc dở mếu“ chuyện “nguyên quán hay quê quán“ khi đăng ký khai sinh (19/04/2012)
- Nghị quyết 6 (2) - cuộc ra quân quyết liệt (19/04/2012)
- Phá đường dây bốc mộ giả lấy tiền tỉ (18/04/2012)
- Ngân hàng nhà nước hạ lãi suất và nới tín dụng, “thuốc” có đúng liều? (18/04/2012)
- Suýt “vỡ” Qũy tín dụng vì nguyên Chủ tịch HĐQT “lật kèo”? (18/04/2012)
- Doanh nghiệp “nhìn“ lãi suất ngân hàng như... “cáo ngắm nho“ (18/04/2012)
- Hủy hợp đồng bảo hiểm trước hai năm, có nhận lại phí đã đóng hay không? (17/04/2012)
- Làm giảng viên kiêm luật sư, được không? (17/04/2012)
- Những thảm án rợn người của côn đồ máu lạnh (17/04/2012)
- Lợi dụng Ngân hàng trục lợi cá nhân (17/04/2012)
- Vụ cá điêu hồng nhiễm chất cấm: Kiểm soát chặt nguồn cá vào TP.HCM (17/04/2012)
- Xác định danh tính nhóm côn đồ truy sát cả gia đình về quê ăn giỗ (17/04/2012)
- Viên chức sẽ bị cách chức nếu sử dụng giấy tờ không hợp pháp (17/04/2012)
- Nhiều quy định được nới lỏng cho đại lý thuế (17/04/2012)
- Sững sờ trước những cái "nhất" của Việt Nam so với thế giới (P1) (12/04/2012)
- “Mở van” cho vay bất động sản, tiêu dùng (12/04/2012)
- Thực hiện chế độ tự quản về luật sư và hành nghề luật sư của tổ chức xã hội nghề nghiệp luật sư (tiếp) (12/04/2012)
- 64 ô tô bị chìm theo tàu Trường Hải tại Vũng Tàu (11/04/2012)
- Nữ đảng viên dũng cảm chống tham nhũng (11/04/2012)
- Cá nhân vi phạm hành chính có thể bị phạt đến 1 tỷ đồng? (11/04/2012)
- Cán bộ nhiều ngành nói về “dưỡng Liêm“ (11/04/2012)
- Xử án kinh tế: Nhiều cái sai không đáng! (10/04/2012)
- Ôtô chở Bộ trưởng Đinh La Thăng gặp...nạn (10/04/2012)
- Thu thuế ủy quyền bán nhà, đất: Rối! (10/04/2012)
- Chân dung doanh nhân Việt mua cả thị trấn Mỹ (10/04/2012)
- Đổi mới chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất (10/04/2012)
- Bắt giam trái luật, doanh nghiệp phá sản?! (10/04/2012)
- Doanh nghiệp lo “sốt vó” trước đề nghị dừng kinh doanh tạm nhập tái xuất (10/04/2012)
- Tan tổ ấm vì “cơn bão“ xuất khẩu lao động (10/04/2012)
- “Chúng tôi rất buồn khi nói Petro Việt Nam như Vinashin thứ hai“ (10/04/2012)
- Triệu phú Nguyễn Bé Lory về Việt Nam (09/04/2012)
- Con dâu một lãnh đạo xã bị tố “đổi“ tình ruột thịt lấy tiền (09/04/2012)
- Thêm một bà Liễu dùng xăng đốt chết chồng (09/04/2012)
- “Đại gia“ nhìn “két tiền“ mà... khóc (09/04/2012)
- 5 triệu đồng có “dưỡng” được “Liêm“ CSGT? (09/04/2012)
- “Yêu“ ba vạ“, công nhân KCN Bắc Thăng Long “mở đường“ đón... HIV (06/04/2012)
- Hai người Việt mua cả một thị trấn ở Mỹ (06/04/2012)
- VietJetAir đón tàu bay mang biểu tượng mới của Du Lịch Việt Nam (06/04/2012)
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để “trôi nổi“ hơn 1.900 tỷ đồng (06/04/2012)
- Trúc lâm Tây Thiên “mở hội” đón tượng phật ngọc lớn nhất thế giới (05/04/2012)
- Bị đánh liệt chân, kết quả giám định vẫn 0% (05/04/2012)
- 69% doanh nghiệp là nạn nhân của tham nhũng? (05/04/2012)
- Bắt đầu cuộc tổng điều tra đơn vị kinh tế, hành chính (05/04/2012)
- Chỉ đạo của Thủ tướng bị lợi dụng? (05/04/2012)
- Luật sự phân tích những nghi vấn Lê Văn Luyện có đồng phạm (04/04/2012)
- Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất bắt giữ 5,9 kg chất ma túy (04/04/2012)
- Giới thiệu “Vụ việc của năm” năm 2010: Chung tay xóa nạn “hình sự hóa” tranh chấp dân sự ! (04/04/2012)
- Xử nặng hành vi cung cấp hàng hóa không đảm bảo chất lượng (04/04/2012)
- Những việc “cơ bản xong“ về vụ cưỡng chế thu đất ở Hải Phòng (04/04/2012)
- Hiến pháp như cái bàn thờ phải được tôn trọng (03/04/2012)
- Từ 1/4/2012: “Mở” kho dữ liệu ngân hàng (03/04/2012)
- Nghị định về xử phạt giao thông: Tịch thu xe đua chưa phải thượng sách (03/04/2012)
- Ly hôn: Tòa khó xác định tài sản chung, riêng (03/04/2012)
- Chuyện những người lính đang “ôm“ kho vũ khí “dọa nổ“ (03/04/2012)
- “Kinh doanh“ thiếu nữ vị thành niên, “tú ông” cùng người tình vào tù (03/04/2012)
- Gần 100 học viên cai nghiện trốn trại (02/04/2012)
- Chưa thu phí ô tô, xe máy trong năm nay (02/04/2012)
- Tìm phương án “giải cứu“ doanh nghiệp phá sản hàng loạt! (02/04/2012)
- Cựu chủ tịch Vinashin bị đề nghị 19-20 năm tù (29/03/2012)
- Thanh tra huyện Tiên Lãng: 'Ông Vươn có một số sai phạm' (29/03/2012)
- Nghi án giữ xe “làm luật“ trong vụ “dàn trận“ bắt gạo của dân (29/03/2012)
- Phát hiện thêm “chân rết” vụ công ty chỉ tuyển…bà bầu (29/03/2012)
- KỶ NIỆM 30 NĂM NGÀY THÀNH LẬP SỞ TƯ PHÁP TP.HCM - KHẲNG ĐỊNH VỊ TRÍ TIÊN PHONG TRONG NGÀNH TƯ PHÁP (28/03/2012)
- Một người Hàn giết mẹ người tình (28/03/2012)
- Chị em nữ sinh buôn ma túy xuyên quốc gia lĩnh án (28/03/2012)
- 'Tôi sẽ đề nghị thay đổi tội danh giết người cho bà Liễu' (28/03/2012)
- Cựu chủ tịch Vinashin mua tàu nghìn tỷ 'để thử nghiệm' (28/03/2012)
- Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Ngô Minh Hồng: Phải luôn đổi mới trước thực tiễn sôi động (27/03/2012)
- Sở Xây dựng Hà Nội thừa nhận Thanh tra làm sai (27/03/2012)
- Vì sao Quân đội vào cuộc vụ rò nước ở thủy điện Sông Tranh 2? (27/03/2012)
- Hết tình, ông Tâm kiện bà Liễu đòi nợ (27/03/2012)
- Án hành chính: Nhiều sai sót về tố tụng (26/03/2012)