Các loại gỗ quý hiếm từ những cánh rừng nguyên sinh của đất nước được đầu nậu chuyển về chất thành bãi, mua bán công khai tại một số chợ gỗ Đồng Kỵ, rồi bán lại cho các xưởng chế tác đồ gỗ mỹ nghệ gia dụng cao cấp trong khu vực và xuất khẩu ra nước ngoài.
Dư luận cho rằng, lực lượng kiểm lâm muốn làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng thì trước hết phải làm tốt công tác kiểm tra, giám sát tại một số chợ gỗ, trong đó có chợ gỗ “cao cấp” ở Đồng Kỵ.
Gỗ hương khống thấy có dấu búa kiểm lâm được mua bán công khai ở chợ gỗ Đồng Kỵ.
Tấc gỗ tấc vàng
Ông mặt trời đứng bóng trút nắng đầu hạ 35 – 38 độ C xuống thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh), khiến đường sá bốc hơi nóng hầm hập. Ghé thăm một đại lý bán đồ gỗ gia dụng cao cấp, chúng tôi được ông chủ đại lý giới thiệu, báo giá các loại sản phẩm, chợt nghe đã thấy kinh hoàng.
Các loại giường chiều rộng 1,6 m (hoặc 1,5 m), dài 2m bằng gỗ hương giá từ 15 – 30 triệu đồng tùy mẫu mã; giường công chúa từ 50 – 70 triệu đồng. Đối với gỗ sưa, loại giường công chúa có giá từ 100 – 500 triệu đồng; loại giường này có họa tiết hoa văn cung đình (tùy đời) có giá từ 500 triệu đến trên dưới một tỷ đồng, người có nhu cầu phải làm hợp đồng đặt cọc trước, các nghệ nhân mới làm.
Các bộ bàn ghế có hoa văn trúc, đào, nho, rồng, phượng đời Minh đế (tùy loại), bằng gỗ gụ giá từ 20 – 35 triệu/bộ; hương từ 50 – 70 triệu/bộ; trắc có giá vài trăm triệu đến hơn tỷ đồng một bộ, tùy vào cột 9, cột 10 hay cột 12. Bộ trường kỷ cũng tùy theo chất gỗ mà có giá từ 20 – 30 triệu đồng. Các loại sập trung, đại, sập ngũ phúc bằng gỗ gụ tùy theo hoa văn khảm và chất gỗ, có giá khoảng 30 – 40 triệu đồng; hương từ 70 – 80 triệu đồng; gỗ trắc gần một tỷ đồng…
Các dòng sản phẩm gỗ gia dụng cao cấp trên chủ yếu được các nghệ nhân làng nghề mộc truyền thống ở Phù Khê, Đồng Kỵ sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho các đại gia trong nước và xuất khẩu theo đơn đặt hàng đến từ Hồng Kông, Ma Cao, Đoài Loan - Trung Quốc.
Nguyên liệu sản xuất các loại sản phẩm cao cấp này là các loại gỗ quý hiếm như gỗ sưa, trắc, hương, gụ, lim, lát, táu, cẩm lai… và nghiến có nguồn gốc từ những cánh rừng đầu nguồn, nguyên sinh nào?.
Những khối gỗ không lai lịch
Ông chủ đại lý đồ gỗ gia dụng Từ Sơn chỉ đường cho chúng tôi đến các chợ gỗ ở xã Phù Khê và Đồng Kỵ để tìm hiểu về nguồn cung cấp gỗ. Tại phường Đồng Kỵ và xã Phù Khê có đến 5 chợ gỗ lớn được quy hoạch và rất nhiều chợ gỗ vừa và nhỏ tự phát rãi rác trong các ngõ phố và đường liên thôn. Chợ nào cũng chất đống, bạt ngàn các loại gỗ quý như gỗ sưa, trắc, hương, gụ, nghiến, lim, mun… và cẩm lai.
Có loại gỗ có dấu búa kiểm lâm, nhưng cũng có một số loại gỗ súc lớn vuông thành, sắc cạnh, không có dấu búa kiểm lâm. Tại một chợ gỗ lớn nằm giữa phường Đồng Kỵ, chúng tôi quan sát trong một buổi chiều thấy một số loại ô tô mang biển kiểm soát 46 (Gia Lai), 47 (Đắc Lắc), 73 (Quảng Bình), 37 (Nghệ An), 36 (Thanh Hóa), 20 (Thái Nguyên) và 97 (Bắc Kạn) đến nhập gỗ vào bãi rất tấp nập.
Có điều lạ là không thấy các ông chủ mua gỗ xuất hiện ở chợ, chỉ thấy các phu gỗ nhận hàng, xếp vào bãi xong lại lao ngay vào chiếu bạc. Một phu gỗ cho biết, các loại gỗ quý hiếm từ các rừng già, rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn của nước ta đều “chảy về” các chợ gỗ ở xã Phù Khê và phường Đồng Kỵ. Có đêm, có ông chủ gỗ “xuống 300 tỷ đồng” để thu mua các loại gỗ quý hiếm do các đầu nậu gỗ từ các địa phương trong nước vận chuyển đến.
Gỗ nghiến Bắc Kạn được các ông chủ gỗ mua vào với giá 17 – 18 triệu đồng/m3; gỗ lim Lào giá 22 – 30 triệu/m3; gụ giá 14 – 20 triệu/m3; gỗ mun từ 80 – 120 triệu đồng/m3; gỗ cẩm lai Tây nguyên giá khoảng 65 triệu đồng/m3. Duy chỉ có gỗ sưa, trắc và hương là vừa mua theo thể tích (khối) vừa theo trọng lượng (cân).
Trong đó, gỗ sưa cành cân với giá 15 – 20 nghìn đồng/kg; gỗ ván hoa văn, vân đẹp mua cân với giá khoảng 650 nghìn đồng/kg, có lúc khách hàng bên Trung Quốc đặt hàng lên đến hơn một triệu đồng một kg. Đối với gỗ trắc, loại ván đẹp to bản có giá trên 500 triệu/m3; rễ gỗ trắc các loại được cân với giá từ 15 – 35 nghìn đồng/kg; gỗ hương gốc cân với giá 13 – 15 nghìn đồng/kg, gỗ ván giá 37 – 40 triệu/m3.
Rừng tan hoang vì đây
Tại thời điểm phóng viên thị sát, hiện có hàng chục nghìn mét khối gỗ quý, hiếm các loại đang được bày bán ở 5 chợ gỗ lớn ở xã Phù Khê và phường Đồng Kỵ. Trong các đường làng, ngõ xóm và các nhà dân gỗ quý hiếm được xếp thành khối ở rất nhiều các tụ điểm khác nhau. Xe đầu dọc, đầu ngang lượn trong làng mua bán gỗ rất sôi động. Có cơ quan nào kiểm tra, giám sát việc mua bán gỗ quý hiếm này?.
Xe công nông đầu dọc, đầu ngang vận chuyển gỗ quý hiếm trong khắp đường làng, ngõ xóm xã Phù Khê
Ông Nguyễn Đức Thuận (Cán bộ Văn phòng UBND xã Phù Khê) cho biết, cả xã Phù Khê có hơn 2.000 hộ dân (trong đó có 22 hộ thành lập doanh nghiệp) thì hộ nào cũng tham gia làm nghề mộc truyền thống, hộ nào cũng tham gia chế tác, sản xuất đồ gỗ gia dụng cao cấp liên quan đến gỗ quý hiếm.
Khi cần, tất cả số hộ đều ra các chợ gỗ ở xã Phù Khê hoặc phường Đồng Kỵ lựa chọn các loại gỗ họ cần, hoặc được khách hàng đặt hàng. Phần lớn, trong số họ đều: “Không rõ hoặc không quan tâm đến nguồn gốc gỗ quý hiếm, có hợp pháp hay không hợp pháp hoặc có nguồn gốc từ cánh rừng nào, địa phương, châu lục nào, cũng chẳng thấy cơ quan nào kiểm tra, giám sát việc mua bán gỗ ở địa phương…”.
Ở phường Đồng Kỵ, hiện có hơn 500 doanh nghiệp sản xuất, chế tác các loại sản phẩm gỗ gia dụng cao cấp. Trong đó, một phần không nhỏ số doanh nghiệp liên doanh hoặc có chủ đầu tư là doanh thương Trung Quốc. Họ đầu tư vốn, máy móc, công nghệ và các loại mẫu mã đồ gỗ theo các đời vua chúa phong kiến Minh, Tống, Nguyên, Mông bên Trung Quốc, sản xuất khối lượng lớn theo đơn đặt hàng.
Do vậy, đa phần các loại sản phẩm bàn ghế, sập gụ, tủ chè, tủ đứng… và tủ quần áo được các doanh nghiệp chế tác gỗ ở phường Đồng Kỵ đều mang dấu ấn hoa văn có nguồn gốc văn hóa Trung Hoa. Các loại sản phẩm gỗ cao cấp này được các chủ doanh nghiệp giao hàng cho các đại lý “tung” ra thị trường trong nước và xuất khẩu.
Mặt khác, các loại gỗ sẻ quý hiếm như gỗ sưa, trắc và hương cùng một số loại gỗ quý hiếm khác được các chủ doanh nghiệp Trung Quốc mua gom khối lượng lớn tại một số chợ gỗ ở xã Phù Khê và phường Đồng Kỵ, rồi đóng containner xuất khẩu theo các địa chỉ đặt hàng của họ. Cho nên, gỗ quý hiếm trong nước đang ùn ùn “chạy” ra nước ngoài, khiến các cánh rừng già nguyên sinh ở đầu nguồn Tây Bắc, Tây Nguyên và phía Tây xứ Thanh, xứ Nghệ và xứ Quảng đang ngày một teo dần.
Câu trả lời cho việc ngăn chặn nạn phá rừng
Các loại thuế thu cho ngân sách địa phương từ các hoạt động sản xuất, buôn bán, chế tác gỗ ở phường Đồng Kỵ hàng năm được phát sinh tăng ra sao ? Bà Chữ Thị An (Phó Chủ tịch UBND phường Đồng Kỵ) không trả lời vào câu hỏi mà nói rằng: “Chủ tịch phường mới là người có thẩm quyền phát ngôn, nhưng ông ấy đang đi họp”. Nói, rồi bà An đưa một tệp Báo cáo, tôi lược ghi: “Khu kinh tế công nghiệp dịch vụ (chủ yếu là mua bán, sản xuất, chế tác gỗ - PV) năm 2011 ước đạt 751,2 tỷ đồng, tăng 20,3%; thu ngân sách phường hơn 21,5 tỷ đồng, tăng 36% so với kế hoạnh”.
Nhũng “số thu phát sinh tăng” trên, liệu có đồng nghĩa với những cánh rừng già, rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn của Tây nguyên, Tây Bắc và Tây xứ Thanh, xứ Nghệ và xứ Quảng đang bị những nhát rìu của lâm tặc làm giảm dần diện tích ? Câu hỏi này xin dành cho các cơ quan chưc năng, nhất là lực lượng kiểm lâm. Và hẳn ai cũng biết ngăn chặn nạn phá rừng, một trong những giải pháp có hiệu quả nằm ở những chợ gỗ “hoành tráng” như Đồng Kỵ.
Đồng Kỵ, cuối tháng 4/2012
Phóng sự của: Lê Trọng Hùng-phapluatvn.vn
Các tin khác
- Ngân hàng đầu tiên “mất tên” vì gánh nặng từ Vinashin? (27/04/2012)
- Chưa “nhìn“ được căn nguyên đẩy lạm phát tăng cao (26/04/2012)
- Xứ Quảng xôn xao vụ “đại gia” vật liệu xây dựng bỏ trốn cùng hàng chục tỷ đồng (26/04/2012)
- Phút nông nổi khiến cậu học trò ngoan hiền thành kẻ giết người (26/04/2012)
- Nhân dân giám sát phòng chống tham nhũng (26/04/2012)
- 6.700 doanh nghiệp chết: Vẫn chưa giải mã nổi (26/04/2012)
- Vỡ nợ bạc tỉ, ba mẹ con bỏ trốn (26/04/2012)
- “Ngã ngửa“ vì gã thanh niên đẹp mã giả đeo mác cảnh sát lừa đảo (26/04/2012)
- Bệnh nhân hóa cướp vì thích...đi xe máy (26/04/2012)
- Gái bán dâm đen đủi gặp hai tên biến thái (26/04/2012)
- Lơ là cháy nổ ở phòng trọ (25/04/2012)
- Phá một đường dây làm bằng giả - Bài 1: Làm bằng giả… siêu tốc (25/04/2012)
- Chống ùn tắc và TNGT: Sao toàn tính chuyện thu tiền dân? (25/04/2012)
- Xe ben tông tàu hỏa, ba toa tàu bị lật (25/04/2012)
- Chưa thể kiểm soát chất lượng rau, quả nhập vào Việt Nam? (25/04/2012)
- Vô tư “tặng“... 10 kg vàng cho người rà phế liệu (25/04/2012)
- “Làm sao nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, hạn chế tiêu cực?“ (25/04/2012)
- Sát thủ lộ diện từ tình tiết vắng mặt ngày đưa tang bà (24/04/2012)
- “Ngứa mắt” chàng rể tật nguyền, cha vợ quẫn trí lên kế hoạch sát hại (24/04/2012)
- Làm xiếc trong cơ cấu giá xăng (23/04/2012)
- Thẩm phán vay tiền của đương sự (23/04/2012)
- Khốn khổ vì “chủ ngoại“ “ôm“ tiền về nước (23/04/2012)
- Vai trò của VKS trong phiên tòa dân sự sơ thẩm? (20/04/2012)
- Bùng nổ nhu cầu tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp (19/04/2012)
- Hàng trăm gia đình khuynh gia bại sản vì “siêu lừa“ bất động sản (19/04/2012)
- “Dở khóc dở mếu“ chuyện “nguyên quán hay quê quán“ khi đăng ký khai sinh (19/04/2012)
- Nghị quyết 6 (2) - cuộc ra quân quyết liệt (19/04/2012)
- Phá đường dây bốc mộ giả lấy tiền tỉ (18/04/2012)
- Ngân hàng nhà nước hạ lãi suất và nới tín dụng, “thuốc” có đúng liều? (18/04/2012)
- Suýt “vỡ” Qũy tín dụng vì nguyên Chủ tịch HĐQT “lật kèo”? (18/04/2012)
- Doanh nghiệp “nhìn“ lãi suất ngân hàng như... “cáo ngắm nho“ (18/04/2012)
- Hủy hợp đồng bảo hiểm trước hai năm, có nhận lại phí đã đóng hay không? (17/04/2012)
- Làm giảng viên kiêm luật sư, được không? (17/04/2012)
- Những thảm án rợn người của côn đồ máu lạnh (17/04/2012)
- Lợi dụng Ngân hàng trục lợi cá nhân (17/04/2012)
- Vụ cá điêu hồng nhiễm chất cấm: Kiểm soát chặt nguồn cá vào TP.HCM (17/04/2012)
- Xác định danh tính nhóm côn đồ truy sát cả gia đình về quê ăn giỗ (17/04/2012)
- Viên chức sẽ bị cách chức nếu sử dụng giấy tờ không hợp pháp (17/04/2012)
- Nhiều quy định được nới lỏng cho đại lý thuế (17/04/2012)
- Sững sờ trước những cái "nhất" của Việt Nam so với thế giới (P1) (12/04/2012)
- “Mở van” cho vay bất động sản, tiêu dùng (12/04/2012)
- Thực hiện chế độ tự quản về luật sư và hành nghề luật sư của tổ chức xã hội nghề nghiệp luật sư (tiếp) (12/04/2012)
- 64 ô tô bị chìm theo tàu Trường Hải tại Vũng Tàu (11/04/2012)
- Nữ đảng viên dũng cảm chống tham nhũng (11/04/2012)
- Cá nhân vi phạm hành chính có thể bị phạt đến 1 tỷ đồng? (11/04/2012)
- Cán bộ nhiều ngành nói về “dưỡng Liêm“ (11/04/2012)
- Xử án kinh tế: Nhiều cái sai không đáng! (10/04/2012)
- Ôtô chở Bộ trưởng Đinh La Thăng gặp...nạn (10/04/2012)
- Thu thuế ủy quyền bán nhà, đất: Rối! (10/04/2012)
- Chân dung doanh nhân Việt mua cả thị trấn Mỹ (10/04/2012)
- Đổi mới chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất (10/04/2012)
- Bắt giam trái luật, doanh nghiệp phá sản?! (10/04/2012)
- Doanh nghiệp lo “sốt vó” trước đề nghị dừng kinh doanh tạm nhập tái xuất (10/04/2012)
- Tan tổ ấm vì “cơn bão“ xuất khẩu lao động (10/04/2012)
- “Chúng tôi rất buồn khi nói Petro Việt Nam như Vinashin thứ hai“ (10/04/2012)
- Triệu phú Nguyễn Bé Lory về Việt Nam (09/04/2012)
- Con dâu một lãnh đạo xã bị tố “đổi“ tình ruột thịt lấy tiền (09/04/2012)
- Thêm một bà Liễu dùng xăng đốt chết chồng (09/04/2012)
- “Đại gia“ nhìn “két tiền“ mà... khóc (09/04/2012)
- 5 triệu đồng có “dưỡng” được “Liêm“ CSGT? (09/04/2012)
- “Yêu“ ba vạ“, công nhân KCN Bắc Thăng Long “mở đường“ đón... HIV (06/04/2012)
- Hai người Việt mua cả một thị trấn ở Mỹ (06/04/2012)
- VietJetAir đón tàu bay mang biểu tượng mới của Du Lịch Việt Nam (06/04/2012)
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để “trôi nổi“ hơn 1.900 tỷ đồng (06/04/2012)
- Trúc lâm Tây Thiên “mở hội” đón tượng phật ngọc lớn nhất thế giới (05/04/2012)
- Bị đánh liệt chân, kết quả giám định vẫn 0% (05/04/2012)
- 69% doanh nghiệp là nạn nhân của tham nhũng? (05/04/2012)
- Bắt đầu cuộc tổng điều tra đơn vị kinh tế, hành chính (05/04/2012)
- Chỉ đạo của Thủ tướng bị lợi dụng? (05/04/2012)
- Luật sự phân tích những nghi vấn Lê Văn Luyện có đồng phạm (04/04/2012)
- Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất bắt giữ 5,9 kg chất ma túy (04/04/2012)
- Giới thiệu “Vụ việc của năm” năm 2010: Chung tay xóa nạn “hình sự hóa” tranh chấp dân sự ! (04/04/2012)
- Xử nặng hành vi cung cấp hàng hóa không đảm bảo chất lượng (04/04/2012)
- Những việc “cơ bản xong“ về vụ cưỡng chế thu đất ở Hải Phòng (04/04/2012)
- Hiến pháp như cái bàn thờ phải được tôn trọng (03/04/2012)
- Từ 1/4/2012: “Mở” kho dữ liệu ngân hàng (03/04/2012)
- Nghị định về xử phạt giao thông: Tịch thu xe đua chưa phải thượng sách (03/04/2012)
- Ly hôn: Tòa khó xác định tài sản chung, riêng (03/04/2012)
- Chuyện những người lính đang “ôm“ kho vũ khí “dọa nổ“ (03/04/2012)
- “Kinh doanh“ thiếu nữ vị thành niên, “tú ông” cùng người tình vào tù (03/04/2012)
- Gần 100 học viên cai nghiện trốn trại (02/04/2012)
- Chưa thu phí ô tô, xe máy trong năm nay (02/04/2012)
- Tìm phương án “giải cứu“ doanh nghiệp phá sản hàng loạt! (02/04/2012)
- Cựu chủ tịch Vinashin bị đề nghị 19-20 năm tù (29/03/2012)
- Thanh tra huyện Tiên Lãng: 'Ông Vươn có một số sai phạm' (29/03/2012)
- Nghi án giữ xe “làm luật“ trong vụ “dàn trận“ bắt gạo của dân (29/03/2012)
- Phát hiện thêm “chân rết” vụ công ty chỉ tuyển…bà bầu (29/03/2012)
- KỶ NIỆM 30 NĂM NGÀY THÀNH LẬP SỞ TƯ PHÁP TP.HCM - KHẲNG ĐỊNH VỊ TRÍ TIÊN PHONG TRONG NGÀNH TƯ PHÁP (28/03/2012)
- Một người Hàn giết mẹ người tình (28/03/2012)
- Chị em nữ sinh buôn ma túy xuyên quốc gia lĩnh án (28/03/2012)
- 'Tôi sẽ đề nghị thay đổi tội danh giết người cho bà Liễu' (28/03/2012)
- Cựu chủ tịch Vinashin mua tàu nghìn tỷ 'để thử nghiệm' (28/03/2012)
- Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Ngô Minh Hồng: Phải luôn đổi mới trước thực tiễn sôi động (27/03/2012)
- Sở Xây dựng Hà Nội thừa nhận Thanh tra làm sai (27/03/2012)
- Vì sao Quân đội vào cuộc vụ rò nước ở thủy điện Sông Tranh 2? (27/03/2012)
- Hết tình, ông Tâm kiện bà Liễu đòi nợ (27/03/2012)
- Án hành chính: Nhiều sai sót về tố tụng (26/03/2012)
- Sẽ bỏ khung giá đất hiện hành? (26/03/2012)
- 'Trụ sở triệu đô tại Mỹ của Bianfishco là nhà thuê' (24/03/2012)
- Phá vụ án dùng sổ đỏ giả để lừa tiền tỷ (24/03/2012)