Trong các vụ tranh chấp về hợp đồng tín dụng, nhiều tòa địa phương có sai sót khi xác định chi nhánh của ngân hàng tại các tỉnh là nguyên đơn.
Trong đợt tập huấn mới đây, Tòa Kinh tế TAND Tối cao đã chỉ ra nhiều sai sót của thẩm phán khi giải quyết án kinh doanh thương mại, thường gặp nhất là xác định sai thẩm quyền xét xử, sai tư cách tố tụng, biên bản không rõ ràng…
Một sai sót mà các tòa địa phương hay gặp là chuyện thẩm quyền xét xử. Mới đây, tòa Kinh tế TANDTC đã nêu ra vụ tranh chấp hợp đồng mua bán giữa Công ty Lương thực TP.HCM với DNTN Trần Hoàng Hải ở Cai Lậy (Tiền Giang) để rút kinh nghiệm chung.
Xác định sai thẩm quyền
Tháng 11-2007, Công ty Lương thực TP.HCM ký hợp đồng mua của DNTN Trần Hoàng Hải 280.000 kg lúa Jasmin trị giá hơn 1 tỉ đồng. Thời hạn giao hàng là ngày 31-12-2007 tại thị xã Vĩnh Long. Trong hợp đồng, hai bên thỏa thuận nếu có tranh chấp xảy ra thì sẽ giải quyết tại Tòa Kinh tế TAND TP.HCM.
Khi phát sinh tranh chấp, Công ty Lương thực TP.HCM đã nộp đơn khởi kiện tại TAND tỉnh Tiền Giang, nơi có trụ sở của DNTN Trần Hoàng Hải. Tháng 4-2008, TAND tỉnh Tiền Giang đình chỉ việc giải quyết vụ án vì cho rằng hai bên đã thỏa thuận nơi giải quyết tranh chấp là Tòa Kinh tế TAND TP.HCM. Sau đó, nguyên đơn kháng cáo nhưng bị Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM bác.
Công ty Lương thực TP.HCM bèn khởi kiện tại TAND TP.HCM. Tòa này trả lại đơn, đồng thời hướng dẫn phía công ty nộp đơn khởi kiện tại TAND cấp huyện nơi có trụ sở của bị đơn.
Tòa Kinh tế TAND Tối cao nhận xét: Thỏa thuận của các bên về tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp chỉ được chấp nhận khi phù hợp với quy định pháp luật. Ở đây, theo BLTTDS, vụ án này phải được giải quyết tại tòa cấp huyện nên các bên chỉ có thể thỏa thuận giải quyết tại TAND quận nơi nguyên đơn đặt trụ sở. Do các bên thỏa thuận về tòa án có thẩm quyền sai luật nên tòa án giải quyết tranh chấp sẽ là TAND huyện Cai Lậy, nơi bị đơn có trụ sở.
Xác định sai tư cách tố tụng
Theo Tòa Kinh tế, một sai sót khác khá phổ biến hiện nay của các tòa địa phương là xác định sai tư cách tố tụng của nguyên đơn.
Chẳng hạn vụ tranh chấp hợp đồng mua bán giữa Công ty TNHH T. và DNTN B. ở một quận tại TP.HCM. Theo hồ sơ, hai bên ký hợp đồng mua bán dây cáp điện trị giá lên đến gần 820 triệu đồng. Công ty T. đã giao đủ hàng nhưng DNTN B. nợ không thanh toán hơn 550 triệu đồng nên công ty khởi kiện.
Tòa sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu đòi nợ của Công ty T., buộc DNTN B. phải trả tiền gốc và lãi phạt quá hạn. Xử phúc thẩm, TAND TP.HCM cũng bác kháng cáo của DNTN B., giữ nguyên án sơ thẩm.
Theo Tòa Kinh tế, hai cấp tòa sơ, phúc thẩm xác định DNTN B. là bị đơn trong vụ án là không đúng mà phải là chủ DN. Bởi lẽ theo khoản 3 Điều 143 Luật DN năm 2005, chủ DN là nguyên đơn, bị đơn hoặc là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước trọng tài và tòa án trong các tranh chấp liên quan đến DN.
Tòa Kinh tế cũng lưu ý là hiện nay, trong các vụ tranh chấp về hợp đồng tín dụng, nhiều tòa cũng có sai sót khi xác định chi nhánh của ngân hàng tại các tỉnh là nguyên đơn. Nguyên đơn trong các vụ tranh chấp này phải là ngân hàng. Bởi lẽ theo Điều 92 BLDS, chi nhánh không phải là pháp nhân mà chỉ là đơn vị phụ thuộc pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hay một phần chức năng của pháp nhân. Như vậy, để giải quyết vụ án đúng luật, ngay từ khâu khởi kiện, tòa phải hướng dẫn đương sự về pháp nhân khởi kiện và việc ủy quyền khởi kiện.
Những lỗi lặt vặt khác
Ngoài ra, quá trình giải quyết án kinh tế còn xuất hiện một số lỗi lặt vặt nhưng hệ quả thì không hề nhỏ là bản án, quyết định bị hủy.
Tháng 4-2008, ông T. thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho Ngân hàng C. - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc để vay 350 triệu đồng. Sau đó, ông không trả nợ nên bị ngân hàng kiện ra TAND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu phải trả gần 400 triệu đồng cả gốc lẫn lãi. Khi hòa giải, hai bên đạt được thỏa thuận nên tòa ra quyết định công nhận. Tuy nhiên, đến cuối năm 2010, Ngân hàng C. đã khiếu nại quyết định nói trên.
Xem xét vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, Tòa Kinh tế TAND Tối cao nhận thấy giữa quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự so với hai biên bản hòa giải lập cùng ngày có nội dung không thống nhất. Biên bản hòa giải thứ nhất không thể hiện việc đương sự thỏa thuận về xử lý tài sản thế chấp và phí phạt quá hạn nhưng có ghi tại kỳ cuối trả nợ, ông T. có trách nhiệm trả nợ 100 triệu đồng nợ gốc, toàn bộ lãi và lãi phát sinh. Biên bản hòa giải thứ hai thể hiện thỏa thuận về nợ gốc và lãi, thời gian trả, có thêm phần xử lý tài sản nhưng không ghi lãi phát sinh. Còn quyết định công nhận sự thỏa thuận có thêm phần phí phạt quá hạn nhưng lại không có khoản tiền lãi…
Một vụ khác có sai sót trong khâu hòa giải mà Tòa Kinh tế đưa ra nhắc nhở là vụ tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Công ty TNHH Công nghiệp và Thương mại A. với Công ty TNHH B. ở Hà Nội.
Trong buổi hòa giải do TAND TP Hà Nội tổ chức, hai bên đã đạt được thỏa thuận với nhau. Thẩm phán đã lập biên bản hòa giải thành ghi đầy đủ nội dung thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên, biên bản này chỉ có mỗi chữ ký của thẩm phán, thiếu toàn bộ chữ ký của các bên tham gia hòa giải. Dù vậy, tòa vẫn căn cứ trên biên bản trên để ra quyết định công nhận.
Xác định lỗi dễ gây tranh cãi
Một vấn đề rất phức tạp trong án kinh tế là việc phân định mức độ lỗi của các bên đương sự khi hợp đồng kinh tế của họ bị tuyên vô hiệu. Việc xác định lỗi liên quan đến vấn đề bồi thường nên gây rất nhiều tranh cãi. Trong trường hợp lỗi hỗn hợp, có những vụ mỗi cấp tòa xác định khác nhau về mức độ lỗi rồi quy buộc trách nhiệm bồi thường khiến vụ án bị hủy, sửa liên tục, không có điểm dừng.
Thẩm phán PHẠM CÔNG HÙNG,Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM
Do thẩm phán!
Các quyết định và bản án hay bị hủy, sửa là do việc vận dụng pháp luật của các thẩm phán. Họ nhận thức chưa đầy đủ, chưa bao quát hết các văn bản pháp luật. Từ đó dẫn đến việc mỗi cấp tòa, mỗi thẩm phán hiểu luật một cách khác nhau.
Việc có văn bản hướng dẫn cụ thể là điều kiện đủ nhưng những người giải quyết án hiểu và vận dụng nó như thế nào là điều cần bàn. Theo tôi, các thẩm phán phải tôn trọng nguyên tắc pháp chế. Văn bản hướng dẫn luật nào còn hiệu lực phải được áp dụng, không thể viện lý do tình hình thực tế biến đổi rồi có những quyết định không đúng luật. Trong trường hợp phát hiện văn bản luật đó không còn phù hợp thì nên kiến nghị để sửa.
Kiểm sát viên cao cấp NGUYỄN THANH SƠN, Viện Phúc thẩm III VKSND Tối cao
Hoàn thiện luật
Sự phát triển chung với tốc độ nhanh đã làm phát sinh nhiều quan hệ xã hội-kinh tế mới phức tạp, dẫn tới độ chênh giữa pháp luật kinh doanh thương mại với thực tiễn. Từ đó nảy sinh ra việc cùng một sự kiện, cùng một vấn đề mà có nhiều cách hiểu khác nhau khiến việc giải quyết án giữa các cấp tòa cũng có sự trái ngược. Các chế định pháp luật chưa đủ để điều chỉnh chi tiết, cặn kẽ đối với từng sự kiện pháp lý dẫn đến việc hủy, sửa án nhiều, làm mất ổn định kéo dài.
Theo tôi, các cơ quan xây dựng pháp luật nên chú trọng việc xóa bỏ độ chênh giữa luật và thực tiễn như hiện nay. Hệ thống văn bản luật phải đầy đủ, cụ thể, tránh tình trạng thiếu sót và kịp thời điều chỉnh.
Luật sư NGUYỄN THÀNH CÔNG, Đoàn Luật sư TP.HCM
HOÀNG YẾN-phapluattp.vn
Các tin khác
- Ôtô chở Bộ trưởng Đinh La Thăng gặp...nạn (10/04/2012)
- Thu thuế ủy quyền bán nhà, đất: Rối! (10/04/2012)
- Chân dung doanh nhân Việt mua cả thị trấn Mỹ (10/04/2012)
- Đổi mới chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất (10/04/2012)
- Bắt giam trái luật, doanh nghiệp phá sản?! (10/04/2012)
- Doanh nghiệp lo “sốt vó” trước đề nghị dừng kinh doanh tạm nhập tái xuất (10/04/2012)
- Tan tổ ấm vì “cơn bão“ xuất khẩu lao động (10/04/2012)
- “Chúng tôi rất buồn khi nói Petro Việt Nam như Vinashin thứ hai“ (10/04/2012)
- Triệu phú Nguyễn Bé Lory về Việt Nam (09/04/2012)
- Con dâu một lãnh đạo xã bị tố “đổi“ tình ruột thịt lấy tiền (09/04/2012)
- Thêm một bà Liễu dùng xăng đốt chết chồng (09/04/2012)
- “Đại gia“ nhìn “két tiền“ mà... khóc (09/04/2012)
- 5 triệu đồng có “dưỡng” được “Liêm“ CSGT? (09/04/2012)
- “Yêu“ ba vạ“, công nhân KCN Bắc Thăng Long “mở đường“ đón... HIV (06/04/2012)
- Hai người Việt mua cả một thị trấn ở Mỹ (06/04/2012)
- VietJetAir đón tàu bay mang biểu tượng mới của Du Lịch Việt Nam (06/04/2012)
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để “trôi nổi“ hơn 1.900 tỷ đồng (06/04/2012)
- Trúc lâm Tây Thiên “mở hội” đón tượng phật ngọc lớn nhất thế giới (05/04/2012)
- Bị đánh liệt chân, kết quả giám định vẫn 0% (05/04/2012)
- 69% doanh nghiệp là nạn nhân của tham nhũng? (05/04/2012)
- Bắt đầu cuộc tổng điều tra đơn vị kinh tế, hành chính (05/04/2012)
- Chỉ đạo của Thủ tướng bị lợi dụng? (05/04/2012)
- Luật sự phân tích những nghi vấn Lê Văn Luyện có đồng phạm (04/04/2012)
- Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất bắt giữ 5,9 kg chất ma túy (04/04/2012)
- Giới thiệu “Vụ việc của năm” năm 2010: Chung tay xóa nạn “hình sự hóa” tranh chấp dân sự ! (04/04/2012)
- Xử nặng hành vi cung cấp hàng hóa không đảm bảo chất lượng (04/04/2012)
- Những việc “cơ bản xong“ về vụ cưỡng chế thu đất ở Hải Phòng (04/04/2012)
- Hiến pháp như cái bàn thờ phải được tôn trọng (03/04/2012)
- Từ 1/4/2012: “Mở” kho dữ liệu ngân hàng (03/04/2012)
- Nghị định về xử phạt giao thông: Tịch thu xe đua chưa phải thượng sách (03/04/2012)
- Ly hôn: Tòa khó xác định tài sản chung, riêng (03/04/2012)
- Chuyện những người lính đang “ôm“ kho vũ khí “dọa nổ“ (03/04/2012)
- “Kinh doanh“ thiếu nữ vị thành niên, “tú ông” cùng người tình vào tù (03/04/2012)
- Gần 100 học viên cai nghiện trốn trại (02/04/2012)
- Chưa thu phí ô tô, xe máy trong năm nay (02/04/2012)
- Tìm phương án “giải cứu“ doanh nghiệp phá sản hàng loạt! (02/04/2012)
- Cựu chủ tịch Vinashin bị đề nghị 19-20 năm tù (29/03/2012)
- Thanh tra huyện Tiên Lãng: 'Ông Vươn có một số sai phạm' (29/03/2012)
- Nghi án giữ xe “làm luật“ trong vụ “dàn trận“ bắt gạo của dân (29/03/2012)
- Phát hiện thêm “chân rết” vụ công ty chỉ tuyển…bà bầu (29/03/2012)
- KỶ NIỆM 30 NĂM NGÀY THÀNH LẬP SỞ TƯ PHÁP TP.HCM - KHẲNG ĐỊNH VỊ TRÍ TIÊN PHONG TRONG NGÀNH TƯ PHÁP (28/03/2012)
- Một người Hàn giết mẹ người tình (28/03/2012)
- Chị em nữ sinh buôn ma túy xuyên quốc gia lĩnh án (28/03/2012)
- 'Tôi sẽ đề nghị thay đổi tội danh giết người cho bà Liễu' (28/03/2012)
- Cựu chủ tịch Vinashin mua tàu nghìn tỷ 'để thử nghiệm' (28/03/2012)
- Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Ngô Minh Hồng: Phải luôn đổi mới trước thực tiễn sôi động (27/03/2012)
- Sở Xây dựng Hà Nội thừa nhận Thanh tra làm sai (27/03/2012)
- Vì sao Quân đội vào cuộc vụ rò nước ở thủy điện Sông Tranh 2? (27/03/2012)
- Hết tình, ông Tâm kiện bà Liễu đòi nợ (27/03/2012)
- Án hành chính: Nhiều sai sót về tố tụng (26/03/2012)
- Sẽ bỏ khung giá đất hiện hành? (26/03/2012)
- 'Trụ sở triệu đô tại Mỹ của Bianfishco là nhà thuê' (24/03/2012)
- Phá vụ án dùng sổ đỏ giả để lừa tiền tỷ (24/03/2012)
- Lãnh đạo Sở Công Thương Quảng Nam “đổ dầu vào lửa“ vụ vết nứt ở thủy điện Sông Tranh 2!? (23/03/2012)
- Chương trình bình chọn Hãng luật và Luât sư tiêu biểu: Luật chơi công bằng (22/03/2012)
- Tổng cục trưởng Tổng cục THADS: “Cần mở rộng đối tượng đơn giản hóa thủ tục miễn, giảm” (22/03/2012)
- Dứt khoát “loại“ dự án Luật chưa đủ điều kiện (22/03/2012)
- CEO mới của Bianfisco trần tình về nợ nần (21/03/2012)
- Công ty đại gia Diệu Hiền tại Mỹ (21/03/2012)
- 3 cái sai của... trạm thu phí (21/03/2012)
- Kiện công chứng, tòa được quyền giải quyết? (21/03/2012)
- Thanh tra các dự án “nhà thu nhập thấp“ tại Hà Nội (19/03/2012)
- Về vụ “kê khống đất để hưởng bồi thường ở Củ Chi”: Có dấu hiệu làm giả hồ sơ (19/03/2012)
- Văn Phòng Luật Sư Toàn Cơ Chúc Mừng Năm Mới 2012 (22/01/2012)
- Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thi hành Luật Luật sư (14/11/2011)
- Đoàn chuyên gia của Hội đồng Thừa phát lại quốc gia Cộng hòa Pháp sang thăm và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh (17/10/2011)
- Ngân hàng thương mại được phép mua bán vàng trở lại (17/10/2011)
- Đến 2015, đưa 3.000 lượt cán bộ, công chức đi đào tạo ở nước ngoài (05/09/2011)
- Thủ tướng chỉ đạo xử lý dứt điểm vi phạm về đất đai còn tồn đọng (29/08/2011)
- Áp dụng mức phí môi giới chứng khoán mới (15/08/2011)
- Bắt đầu tăng thuế nhập khẩu ô tô cũ (15/08/2011)
- Lãi tiền gửi ngân hàng được miễn thuế TNCN (05/08/2011)
- 8 loại đất phi nông nghiệp không phải chịu thuế (05/08/2011)
- Các nghiệp vụ mới của công ty chứng khoán (27/07/2011)
- Hội nghị triển khai công tác kiểm soát thủ tục hành chính (25/07/2011)
- Giải giao lưu Tennis giữa Bộ Tư pháp và Bộ Xây dựng (11/07/2011)
- Nghị định quy định về lệ phí trước bạ (11/07/2011)
- Thủ tướng phê duyệt Chiến lược Phát triển nghề luật sư đến năm 2020 (11/07/2011)
- Nghị định mới của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế (11/07/2011)
- HỘI NGHỊ QUỐC TẾ "CÁC NGHỀ LUẬT" (23/06/2011)
- Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố về việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (28/05/2011)
- LUẬT SƯ ĐIỀU HÀNH CẤP CAO KIỀU ĐẠI BẰNG ĐÃ THAM GIA GIẢI GOLF LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VÀ ĐOẠT GIẢI RUNNER - UP (GIẢI GOLF LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM MỞ RỘNG LẦN III - 2011) (28/05/2011)
- Khẳng định vai trò pháp luật trong phát triển kinh tế (09/05/2011)
- Thông tư 11/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng (05/05/2011)
- Từ ngày 10-12, áp dụng quy định mới về cấp phép xây dựng (08/04/2011)
- Quy định trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (09/03/2011)
- Giá đất Nhà nước quy định chỉ bằng 30 - 60% giá đất chuyển nhượng thực tế (22/02/2011)
- Một số điểm mới của thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm (21/12/2010)
- Không được chào bán chứng khoán để thành lập doanh nghiệp (21/12/2010)
- Có thể xóa kinh doanh vàng miếng tự do (21/12/2010)
- Chế độ kế toán áp dụng đối với các công ty chứng khoán (21/12/2010)
- Quy định về việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài (21/12/2010)
- VP Luật Sư Toàn Cơ thông báo về việc bổ nhiệm luật sư thành viên mới (21/12/2010)
- Luật Sư thăm và tặng quà cho trẻ mồ côi Quận 8 TPHCM (21/12/2010)