Tin tức
Xung quanh vụ “Đơn phương chấm dứt hợp đồng, còn đòi lại tiền cọc”: Bất hợp lý từ phán quyết của tòa
(15/06/2012)

 

Xung quanh vụ “Đơn phương chấm dứt hợp đồng, còn đòi lại tiền cọc”: Bất hợp lý từ phán quyết của tòa
Thứ sáu, 15/06/2012 10:28
Báo CATP số ra ngày 27-12-2011 có bài “Đơn phương chấm dứt hợp đồng, còn đòi lại tiền cọc” phản ánh hành vi lật lọng của bà Lê Thị Giàu (SN 1959, ngụ P. An Phú, Q2), Tổng giám đốc Công ty Tấn Hưng (trụ sở tại xã Tân Kiên, H.Bình Chánh) trong vụ mua bán 9.269,6m2 đất trồng cây lâu năm tại số C14/20 ấp 3, xã Tân Kiên, H.Bình Chánh. Tòa án H.Bình Chánh đã xử, sau đó bị đơn kháng án.
Nhận định sai
Trong đơn kháng cáo, bà Ân nêu rõ lý do bà không đồng ý với phán quyết của tòa sơ thẩm vì những căn cứ sau:
Theo đơn khởi kiện ngày 2-7-2011, bà Giàu đã yêu cầu bà Ân trả lại tiền cọc, thế nhưng tại bản án sơ thẩm, TAND huyện Bình Chánh lại xác định đây là quan hệ “tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ)” là không đúng với nội dung khởi kiện của bà Giàu trong vai trò là nguyên đơn, đồng thời lại mâu thuẫn với chính nhận định của tòa. Cụ thể tại mục 2, phần “Xét thấy” của bản án sơ thẩm nhận định: “Do các bên thống nhất hủy hợp đồng chuyển nhượng nên tòa án chỉ lấy giá trị tiền đặt cọc làm giá trị tranh chấp giữa các bên và không buộc các bên hoàn tất về mặt hình thức của hợp đồng theo quy định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao”... Căn cứ đơn khởi kiện của nguyên đơn và biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ lập ngày 8-6-2011 giữa bên chuyển nhượng gồm: ông Sáng, bà Hen, bà Ân, bà Ngân, bà An, ông Thành (gọi tắt là bên A) và bên nhận chuyển nhượng là bà Giàu (gọi tắt là bên B) thì đây rõ ràng là quan hệ “tranh chấp hợp đồng tiền cọc”.
Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ đã thể hiện: bên B đồng ý mất khoản tiền đã đặt cọc cho bên A là 5 tỷ 561 triệu 760 ngàn đồng. Riêng số tiền 20 tỷ đồng đã được bên B giao ngày 11-3-2011, bên A sẽ chuyển khoản trả lại khi biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ được ký kết. Hai bên thống nhất ký biên bản thanh lý, không còn kiện cáo cũng như ràng buộc pháp lý về những hợp đồng đã ký trước đây... Sau khi ký thanh lý hợp đồng, cùng ngày 8-6-2011, bà Ân đã chuyển khoản trả cho bà Giàu 8 tỷ đồng và trả nốt 12 tỷ còn lại vào ngày 13-6-2011. Như vậy, đến thời điểm 13-6-2011, hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ giữa hai bên đã được giải quyết xong, việc bà Giàu khởi kiện yêu cầu TAND huyện Bình Chánh xử hủy hợp đồng chuyển nhượng, buộc bà Ân và các thành viên trong gia đình hoàn trả tiền đặt cọc cho bà Giàu là hoàn toàn không đúng với nội dung biên bản thanh lý hợp đồng khi đôi bên đã cùng ký kết và đã thực hiện xong.
Phán quyết không căn cứ
Bản án sơ thẩm số 148 ngày 13-12-2011 của TAND huyện Bình Chánh cho rằng trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên chuyển nhượng không có căn cứ chứng minh thiện chí tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng là không đúng thực tế. Bởi vì sau khi thỏa thuận bằng giấy tay, hai bên đã thống nhất việc ký hợp đồng sẽ thực hiện ngay tại Phòng công chứng số 7 - TPHCM và ngày 4-4-2011, bên chuyển nhượng đã đến phòng công chứng để ký hợp đồng như đã cam kết, nhưng bên nhận chuyển nhượng là bà Giàu không đến.
Bản án sơ thẩm của TAND huyện Bình Chánh căn cứ công văn số 893 ngày 9-11-2011 của UBND huyện Bình Chánh để cho rằng hai thửa đất số 3043 và 3045 của hộ ông Sáng không đảm bảo diện tích 2.467,7m2, do đó việc chuyển nhượng QSDĐ giữa bà Ân, ông Sáng, bà Hen, bà Ngân, bà An, ông Thành và bà Giàu không thực hiện được; do có sự nhầm lẫn về diện tích tách đất và tách thửa nên không xác định được lỗi và làm cho hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn theo quy định tại điều 131 Bộ luật dân sự năm 2005 là không đúng thực tế. Vì khi ký hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ với bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng là bà Giàu đã cung cấp cho bên chuyển nhượng công văn số 7612 ngày 8-12-2008 về việc UBNDTP chấp nhận địa điểm cho Cty CP đầu tư Tân Hưng được đầu tư dự án khu cao ốc văn phòng, khách sạn 3 sao và khu nhà ở chung cư cao cấp tại xã Tân Kiên, đồng thời bên nhận chuyển nhượng đã cam kết sẽ chịu trách nhiệm liên quan đến thủ tục pháp lý của việc chuyển nhượng QSDĐ...
Theo công văn số 447 ngày 17-10-2011 của TAND huyện Bình Chánh thì tại công văn số 893 ngày 9-11-2011 của UBND huyện Bình Chánh ghi rõ: “...tổng diện tích hai thửa đất số 3043 và 3045 không đảm bảo 2.467,7m2”. Thế nhưng Phòng Tài nguyên - Môi trường lại không có cơ sở phúc đáp theo nội dung yêu cầu tại công văn số 447 của TAND huyện Bình Chánh. Như vậy, thử hỏi bản án sơ thẩm số 148 của TAND huyện Bình Chánh dựa trên cơ sở pháp lý nào để xác định việc chuyển nhượng không thực hiện được và tuyên bố hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn?
Gia đình bà Ân mong các cơ quan chức năng cấp huyện và thành phố sớm có biện pháp can thiệp kịp thời, làm rõ những uẩn khúc, oan trái, thiệt thòi mà gia đình bà đang gánh chịu...
NGUYỄN HIẾU

Báo CATP số ra ngày 27-12-2011 có bài “Đơn phương chấm dứt hợp đồng, còn đòi lại tiền cọc” phản ánh hành vi lật lọng của bà Lê Thị Giàu (SN 1959, ngụ P. An Phú, Q2), Tổng giám đốc Công ty Tấn Hưng (trụ sở tại xã Tân Kiên, H.Bình Chánh) trong vụ mua bán 9.269,6m2 đất trồng cây lâu năm tại số C14/20 ấp 3, xã Tân Kiên, H.Bình Chánh. Tòa án H.Bình Chánh đã xử, sau đó bị đơn kháng án.


Nhận định sai
Trong đơn kháng cáo, bà Ân nêu rõ lý do bà không đồng ý với phán quyết của tòa sơ thẩm vì những căn cứ sau:
Theo đơn khởi kiện ngày 2-7-2011, bà Giàu đã yêu cầu bà Ân trả lại tiền cọc, thế nhưng tại bản án sơ thẩm, TAND huyện Bình Chánh lại xác định đây là quan hệ “tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ)” là không đúng với nội dung khởi kiện của bà Giàu trong vai trò là nguyên đơn, đồng thời lại mâu thuẫn với chính nhận định của tòa. Cụ thể tại mục 2, phần “Xét thấy” của bản án sơ thẩm nhận định: “Do các bên thống nhất hủy hợp đồng chuyển nhượng nên tòa án chỉ lấy giá trị tiền đặt cọc làm giá trị tranh chấp giữa các bên và không buộc các bên hoàn tất về mặt hình thức của hợp đồng theo quy định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao”... Căn cứ đơn khởi kiện của nguyên đơn và biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ lập ngày 8-6-2011 giữa bên chuyển nhượng gồm: ông Sáng, bà Hen, bà Ân, bà Ngân, bà An, ông Thành (gọi tắt là bên A) và bên nhận chuyển nhượng là bà Giàu (gọi tắt là bên B) thì đây rõ ràng là quan hệ “tranh chấp hợp đồng tiền cọc”.
Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ đã thể hiện: bên B đồng ý mất khoản tiền đã đặt cọc cho bên A là 5 tỷ 561 triệu 760 ngàn đồng. Riêng số tiền 20 tỷ đồng đã được bên B giao ngày 11-3-2011, bên A sẽ chuyển khoản trả lại khi biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ được ký kết. Hai bên thống nhất ký biên bản thanh lý, không còn kiện cáo cũng như ràng buộc pháp lý về những hợp đồng đã ký trước đây... Sau khi ký thanh lý hợp đồng, cùng ngày 8-6-2011, bà Ân đã chuyển khoản trả cho bà Giàu 8 tỷ đồng và trả nốt 12 tỷ còn lại vào ngày 13-6-2011. Như vậy, đến thời điểm 13-6-2011, hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ giữa hai bên đã được giải quyết xong, việc bà Giàu khởi kiện yêu cầu TAND huyện Bình Chánh xử hủy hợp đồng chuyển nhượng, buộc bà Ân và các thành viên trong gia đình hoàn trả tiền đặt cọc cho bà Giàu là hoàn toàn không đúng với nội dung biên bản thanh lý hợp đồng khi đôi bên đã cùng ký kết và đã thực hiện xong.
Phán quyết không căn cứ
Bản án sơ thẩm số 148 ngày 13-12-2011 của TAND huyện Bình Chánh cho rằng trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên chuyển nhượng không có căn cứ chứng minh thiện chí tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng là không đúng thực tế. Bởi vì sau khi thỏa thuận bằng giấy tay, hai bên đã thống nhất việc ký hợp đồng sẽ thực hiện ngay tại Phòng công chứng số 7 - TPHCM và ngày 4-4-2011, bên chuyển nhượng đã đến phòng công chứng để ký hợp đồng như đã cam kết, nhưng bên nhận chuyển nhượng là bà Giàu không đến.
Bản án sơ thẩm của TAND huyện Bình Chánh căn cứ công văn số 893 ngày 9-11-2011 của UBND huyện Bình Chánh để cho rằng hai thửa đất số 3043 và 3045 của hộ ông Sáng không đảm bảo diện tích 2.467,7m2, do đó việc chuyển nhượng QSDĐ giữa bà Ân, ông Sáng, bà Hen, bà Ngân, bà An, ông Thành và bà Giàu không thực hiện được; do có sự nhầm lẫn về diện tích tách đất và tách thửa nên không xác định được lỗi và làm cho hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn theo quy định tại điều 131 Bộ luật dân sự năm 2005 là không đúng thực tế. Vì khi ký hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ với bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng là bà Giàu đã cung cấp cho bên chuyển nhượng công văn số 7612 ngày 8-12-2008 về việc UBNDTP chấp nhận địa điểm cho Cty CP đầu tư Tân Hưng được đầu tư dự án khu cao ốc văn phòng, khách sạn 3 sao và khu nhà ở chung cư cao cấp tại xã Tân Kiên, đồng thời bên nhận chuyển nhượng đã cam kết sẽ chịu trách nhiệm liên quan đến thủ tục pháp lý của việc chuyển nhượng QSDĐ...
Theo công văn số 447 ngày 17-10-2011 của TAND huyện Bình Chánh thì tại công văn số 893 ngày 9-11-2011 của UBND huyện Bình Chánh ghi rõ: “...tổng diện tích hai thửa đất số 3043 và 3045 không đảm bảo 2.467,7m2”. Thế nhưng Phòng Tài nguyên - Môi trường lại không có cơ sở phúc đáp theo nội dung yêu cầu tại công văn số 447 của TAND huyện Bình Chánh. Như vậy, thử hỏi bản án sơ thẩm số 148 của TAND huyện Bình Chánh dựa trên cơ sở pháp lý nào để xác định việc chuyển nhượng không thực hiện được và tuyên bố hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn?
Gia đình bà Ân mong các cơ quan chức năng cấp huyện và thành phố sớm có biện pháp can thiệp kịp thời, làm rõ những uẩn khúc, oan trái, thiệt thòi mà gia đình bà đang gánh chịu...
NGUYỄN HIẾU-congan.com

 

Các tin khác

©2010 Copyright by Luatsutoanco . All rights reserved.
Phòng 105, 17/19 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. ĐT: (08) 7300 8787 - 7300 8788 - Fax: (08) 7300 8787
SĐKKD: 41.01.1254/TP/ĐKHĐ. Người đại diện: Luật Sư Kiều Đại Bằng
Thiết kế website - Thiết kế web bởi Univinet