Tin tức
Nhận diện “đầu nậu” báo “lá cải”
(31/05/2012)

 

Nhận diện “đầu nậu” báo “lá cải”
Những “đầu nậu” đứng sau mới là người quyết định nội dung lẫn nhân sự “tòa soạn” tờ phụ bản “lá cải”.
“Tự thú” của một phóng viên viết báo “lá cải”
Tự thiêu vì báo "lá cải"
Những ngày qua, dư luận phản ứng dữ dội với tình trạng những phụ bản có xu hướng “lá cải” hóa, giật gân, vô bổ xuất hiện ngày càng nhiều. Nhiều ý kiến đòi hỏi cơ quan quản lý báo chí phải có ngay những biện pháp hữu hiệu để chấn chỉnh.
Thực tế hiện nay, các nhóm “đầu nậu” thao túng, quyết định tất cả việc tổ chức và điều hành nội dung của những “tòa soạn báo lá cải”. Điều đó gây ra nhiều hệ lụy khó lường…
“Đầu nậu” quyết hết
B., một “đầu nậu” lớn của khá nhiều phụ bản (ấn phẩm phụ) của các báo, cho biết: Việc đầu tiên để có một tờ “lá cải” là thành lập một công ty truyền thông, phát hành, sau đó bỏ vốn ra liên kết với một tờ báo nào đó để xin ra ấn phẩm phụ, tờ “con”, tờ “cháu”… “Đầu nậu” có trách nhiệm chi tiền, lãnh đạo tờ báo có trách nhiệm xin giấy phép ra phụ bản và thực hiện những việc đối ngoại khác. Hiện nay có một công ty có trụ sở trên phố Nguyễn Du (Hà Nội) đang liên kết làm khá nhiều phụ bản dạng này.
Muốn bán báo, phải có một cái tên thật kêu với thành phần “hôn nhân”, “cuộc sống”, “tình yêu”, “phụ nữ”, “tuổi trẻ”… cộng với “pháp luật”. Như thế để có cớ khai thác chuyện tiền-tình-tù-tội từ các vụ án, các xì-căng-đan thay vì khai thác những tình huống nhằm giải thích, phân tích các khía cạnh pháp lý, đạo đức, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho người đọc.
“Đầu nậu” sẽ ký hợp đồng độc quyền phát hành, quảng cáo đối với tờ báo mà họ liên kết làm ấn phẩm phụ. Thực chất vốn do “đầu nậu” bỏ ra, lãi chia tỉ lệ theo thỏa thuận, tùy vào số lượng công việc và vốn liếng mỗi bên bỏ ra. Sinh sau đẻ muộn, không có sẵn thương hiệu và bạn đọc truyền thống, cách nhanh nhất để bán được báo mà các tờ này chọn lựa là khai thác những đề tài “tầm thấp” mà các tờ báo nghiêm túc không làm.
Trên Facebook của mình, cô Trịnh Kim Tiến, con gái của người bị hại trong vụ án “làm chết người trong khi thi hành công vụ”, đã phẫn nộ vì hình ảnh cô khóc cha bị báo C. dùng để minh họa cho bài “Mảnh khăn tang cho người tình”. Ảnh: ĐH
Vì thế, những cái tin an ninh-trật tự chỉ đáng vài dòng được các tờ báo này biến thành bài dài cả trang báo, thậm chí kéo ra nhiều kỳ. Một mẩu chuyện ở vùng quê, được giật thành “một phụ nữ chém chồng như chém chuối”; một vụ án do ghen tuông có thể được bôi thành Kỳ án:Đổ vỡ từ cuộc tảo hôn và thảm cảnh của người đàn ông có vợ theo trai!
M., một “đầu nậu” của tờ phụ bản đặt vấn đề với một biên tập viên báo Pháp Luật TP.HCM: “Ông làm thêm cho tôi, mỗi tháng tôi trả ông 50 triệu đồng. Việc của ông là tổ chức bài vở ở khu vực phía Nam này. Ông rành tình hình, quen nhiều đồng nghiệp để nhờ họ viết bài…”. M. cho biết nhân sự của phụ bản do mình toàn quyền. Và không chỉ ở những tờ mà M. làm “đầu nậu”, ở những tờ phụ bản “lá cải” khác, việc đăng bài nào là do nhóm thực hiện (do “đầu nậu” thuê) quyết định. Họ ngầm quy ước với nhau tổng biên tập chỉ làm nhiệm vụ đối ngoại và xem lại những bài do phóng viên của tòa soạn viết. Những bài do “đầu nậu” tổ chức thì cứ vô tư đăng, miễn đừng phạm chính trị là được.
Phương châm: Dài, rùng rợn, giật gân và… vô bổ!
Tìm người làm tòa soạn, tổ chức bài cho các tờ phụ bản, một “đầu nậu” tên V. cho biết thường là thuê một thư ký tòa soạn có kinh nghiệm của một tờ báo nào đó, thậm chí gần đây báo giới TP.HCM râm ran lời đồn “đầu nậu” P. vừa thuê một phó tổng biên tập làm tòa soạn cho tờ phụ bản của mình.
Dưới thư ký tòa soạn là những phóng viên (đa số thuộc mảng an ninh-trật tự của các báo, ưu tiên các tay viết biết kéo rê, chuyên cày xới, khai thác triệt để các vụ án…) được thuê làm nhiệm vụ cung ứng tin, bài. Nếu vụ việc ở địa phương nào, những “cung ứng viên” có thêm nhiệm vụ alô nhờ tay em ở địa phương đó viết bài.
Có những tờ có nhiều ấn phẩm phụ xuất bản mỗi ngày, xin ra ba, bốn tờ trong khi ấn phẩm chính thì mỗi tuần chừng vài số và mức phát hành rất thấp. Để vận hành cái “nhật báo phụ bản” ấy, nhiều người nghĩ chắc phải tốn nhiều nhân sự. Thực ra công tác tòa soạn ở những tờ phụ bản này khá đơn giản vì 16 trang báo chỉ cần hơn 10 bài là đủ lấp. Vì thế cộng tác viên luôn được yêu cầu dài nữa, dài thêm nữa, thay vì cô đọng và súc tích. Và để đáp ứng nhu cầu “dài mãi ra”, các cây bút “lá cải” phải thêm thắt hết chuyện này đến chuyện kia vào bài báo. Câu “nhà báo nói thêm” rõ ràng không oan trong trường hợp này.
Chỉ vài câu thơ lảm nhảm và hoảng loạn của tử tù Lê Văn Luyện cũng đủ kín hai trang báo, trong đó Luyện được nói đến như một thi sĩ. Tờ báo ấy còn dành đất để đăng cả một “bài thơ” lảm nhảm của y.
Vừa viết bài, vừa xấu hổ
Nhân danh phục vụ nhu cầu bạn đọc nhưng những người thực hiện các tờ phụ bản này lại quên rằng: Xã hội cần anh đáp ứng nhu cầu thông tin chính đáng, hữu ích, làm cho cuộc sống tốt lên, chứ không phải cung ứng bất kỳ nhu cầu thông tin nào, cả thông tin vô bổ, độc hại, để bán báo, kiếm lợi nhuận.
Không hiểu người ta nghĩ gì khi đưa đến công chúng những bài dài loằng ngoằng và vô bổ như Trớ trêu chuyện chồng già ngoại tình, đưa bồ về sống rồi tống cổ vợ ra khỏi nhà. Bài chỉ thuật lại sự việc, mà không chỉ ra được ông chồng làm như vậy có đúng pháp luật không? Người vợ có thể làm gì trong trường hợp này? Ở cùng số báo trên, có bài Xót xa thân phận người phụ nữ bị gã chồng nghiện ngập bạo hành và bắt hầu hạ cả “bồ” của chồng, ngoài việc mô tả, không thấy phóng viên đưa ra cách giải quyết hay bày cho nạn nhân nên làm thế nào cả.
Việc tổ chức tòa soạn lỏng lẻo cũng nảy sinh ra câu chuyện oái oăm: Cùng một cơ quan báo chí, những phóng viên nghiêm túc, viết cho tờ chính thống thì thu nhập thấp. Trong khi đó, những tác giả mà ngay cả tổng biên tập hay thư ký tòa soạn cũng chưa chắc biết họ là ai, tên gì, ở đâu thì cứ ngự những bài to đùng trên phụ bản “lá cải” với nhuận bút khủng.
D., phóng viên mảng an ninh-trật tự văn phòng phía Nam của một tờ báo mạng, là “lò cung ứng” bài cho một tờ phụ bản. Thu nhập của anh ta có tháng lên tới 70-80 triệu đồng cả nhuận bút lẫn tiền tổ chức bài cho cộng tác viên. Thế nhưng anh ta vẫn không về làm hẳn cho cái tờ báo đang đem lại nguồn thu nhập lớn cho mình.
Một cây bút có tiếng trong lĩnh vực nội chính thường được nhờ viết bài cho các phụ bản lá cải cho biết: Đấy là chỗ kiếm tiền chứ có phải chỗ làm nghề đâu. Tôi phải nghĩ ra cả chục bút danh. Vì cái tên và bút danh lâu nay tôi chỉ ký dưới những bài báo nghiêm túc, còn viết cho mấy tờ ấy thì phải nghĩ bút danh khác, kẻo người ta biết mình là tác giả.
Một nhà báo lão thành tại TP.HCM nói: “Nghề báo là nghề mà trách nhiệm luôn gắn với bút danh. Người công nhân sản xuất ra cái bàn, cái ghế, không thể in tên của mình lên đó, mà chỉ có tên của công ty sản xuất nó. Nhà báo thì khác, được ký tên, bút danh dưới mỗi bài viết, vì thế phải thấy trách nhiệm mình càng nặng nề. Vinh nhục gắn liền với thái độ lao động”.
Ở đây khi những người viết báo xấu hổ với cả “tác phẩm báo chí” do mình viết ra, liệu có tin là những tờ báo, nhà báo ấy viết vì quyền lợi của bạn đọc và của xã hội?
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son:
Không khắc phục sẽ xem xét thu hồi giấy phép
Ở nước ta không có báo gọi là báo “lá cải”. Tất cả cơ quan báo chí phải thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích. Báo nào có sai phạm, đi lệch tôn chỉ, mục đích thì phải xem xét xử lý.
Báo chí có quyền nói sự thật nhưng sự thật đó phải vì lợi ích của đất nước, của nhân dân. Những vụ án như vậy, viết một cách chi tiết các tình tiết thì có nên hay không? Viết như thế anh còn làm cho người ta tò mò hơn, nhất là giới trẻ. Vậy có nên như thế hay không? Điều này rõ ràng không phù hợp với lợi ích của đất nước, nhất là thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Nhà báo là những người hoạt động trên mặt trận chính trị tư tưởng, anh phải có nhạy cảm về chính trị, tư tưởng, văn hóa, tại sao anh lại mô tả chi tiết tình tiết vụ án như thế nhất là những vụ án giết người man rợ, những hành vi hiếp dâm, đồi trụy. Trong khi đó chỉ là hình ảnh rất cá biệt ở Việt Nam, không phải phổ biến và không cần phải tuyên truyền, cổ súy cho các hành động đó. Điều đó không có lợi, nhất là trong việc hình thành nhân cách của lớp trẻ. Cái đó ta phải chống. Mỗi cơ quan báo chí phải đi đúng tôn chỉ, mục đích của mình, đúng Luật Báo chí.
Cơ quan quản lý nhà nước cần đưa ra thời gian thích hợp để cơ quan báo chí khắc phục. Nếu không thực hiện nghiêm quy định giấy phép cần xem xét để thu hồi giấy phép hoạt động.
ĐBQHNGUYỄN THANH HẢI, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH
Tôi sẽ chất vấn!
Thực ra bây giờ cũng khó định nghĩa thế nào là báo "lá cải". Nhưng tôi nghĩ chức năng của báo chí phải là phản ánh thực trạng đời sống, đặc biệt là phải tôn vinh cái đẹp, cái tốt trong xã hội để định hướng cho thanh niên, giới trẻ theo. Gần đây rất nhiều báo do sức ép doanh thu hoặc mong muốn câu khách đã đưa những hiện tượng không phải là phổ biến trong xã hội với tít rất giật gân. Khi đi tiếp xúc cử tri thì cử tri cũng phản ánh là hiện giờ báo chí xuất hiện cũng nhiều nhưng có những thông tin không mang tính chất phản ánh đời sống xã hội để hướng con người sống tốt hơn, đẹp hơn mà lại vì lợi ích của một nhóm người, một cá nhân nào đó muốn nổi tiếng bằng mọi giá.
Để đất nước phát triển bền vững thì phát triển kinh tế-xã hội phải đi đôi với phát triển văn hóa và định hướng giá trị, lối sống cho thanh niên. Nếu Bộ Thông tin và Truyền thông được Ủy ban Thường vụ QH chọn trả lời chất vấn thì tôi cũng sẽ đặt câu hỏi này với Bộ về vấn đề quản lý các thông tin trên báo chí, đặc biệt là trên các báo mới xuất hiện.
THÀNH VĂN ghi
NHẬT HÒA

Những “đầu nậu” đứng sau mới là người quyết định nội dung lẫn nhân sự “tòa soạn” tờ phụ bản “lá cải”.

Những ngày qua, dư luận phản ứng dữ dội với tình trạng những phụ bản có xu hướng “lá cải” hóa, giật gân, vô bổ xuất hiện ngày càng nhiều. Nhiều ý kiến đòi hỏi cơ quan quản lý báo chí phải có ngay những biện pháp hữu hiệu để chấn chỉnh.
Thực tế hiện nay, các nhóm “đầu nậu” thao túng, quyết định tất cả việc tổ chức và điều hành nội dung của những “tòa soạn báo lá cải”. Điều đó gây ra nhiều hệ lụy khó lường…
“Đầu nậu” quyết hết
B., một “đầu nậu” lớn của khá nhiều phụ bản (ấn phẩm phụ) của các báo, cho biết: Việc đầu tiên để có một tờ “lá cải” là thành lập một công ty truyền thông, phát hành, sau đó bỏ vốn ra liên kết với một tờ báo nào đó để xin ra ấn phẩm phụ, tờ “con”, tờ “cháu”… “Đầu nậu” có trách nhiệm chi tiền, lãnh đạo tờ báo có trách nhiệm xin giấy phép ra phụ bản và thực hiện những việc đối ngoại khác. Hiện nay có một công ty có trụ sở trên phố Nguyễn Du (Hà Nội) đang liên kết làm khá nhiều phụ bản dạng này.
Muốn bán báo, phải có một cái tên thật kêu với thành phần “hôn nhân”, “cuộc sống”, “tình yêu”, “phụ nữ”, “tuổi trẻ”… cộng với “pháp luật”. Như thế để có cớ khai thác chuyện tiền-tình-tù-tội từ các vụ án, các xì-căng-đan thay vì khai thác những tình huống nhằm giải thích, phân tích các khía cạnh pháp lý, đạo đức, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho người đọc.
“Đầu nậu” sẽ ký hợp đồng độc quyền phát hành, quảng cáo đối với tờ báo mà họ liên kết làm ấn phẩm phụ. Thực chất vốn do “đầu nậu” bỏ ra, lãi chia tỉ lệ theo thỏa thuận, tùy vào số lượng công việc và vốn liếng mỗi bên bỏ ra. Sinh sau đẻ muộn, không có sẵn thương hiệu và bạn đọc truyền thống, cách nhanh nhất để bán được báo mà các tờ này chọn lựa là khai thác những đề tài “tầm thấp” mà các tờ báo nghiêm túc không làm.

Trên Facebook của mình, cô Trịnh Kim Tiến, con gái của người bị hại trong vụ án “làm chết người trong khi thi hành công vụ”, đã phẫn nộ vì hình ảnh cô khóc cha bị báo C. dùng để minh họa cho bài “Mảnh khăn tang cho người tình”. Ảnh: ĐH
Vì thế, những cái tin an ninh-trật tự chỉ đáng vài dòng được các tờ báo này biến thành bài dài cả trang báo, thậm chí kéo ra nhiều kỳ. Một mẩu chuyện ở vùng quê, được giật thành “một phụ nữ chém chồng như chém chuối”; một vụ án do ghen tuông có thể được bôi thành Kỳ án:Đổ vỡ từ cuộc tảo hôn và thảm cảnh của người đàn ông có vợ theo trai!
M., một “đầu nậu” của tờ phụ bản đặt vấn đề với một biên tập viên báo Pháp Luật TP.HCM: “Ông làm thêm cho tôi, mỗi tháng tôi trả ông 50 triệu đồng. Việc của ông là tổ chức bài vở ở khu vực phía Nam này. Ông rành tình hình, quen nhiều đồng nghiệp để nhờ họ viết bài…”. M. cho biết nhân sự của phụ bản do mình toàn quyền. Và không chỉ ở những tờ mà M. làm “đầu nậu”, ở những tờ phụ bản “lá cải” khác, việc đăng bài nào là do nhóm thực hiện (do “đầu nậu” thuê) quyết định. Họ ngầm quy ước với nhau tổng biên tập chỉ làm nhiệm vụ đối ngoại và xem lại những bài do phóng viên của tòa soạn viết. Những bài do “đầu nậu” tổ chức thì cứ vô tư đăng, miễn đừng phạm chính trị là được.
Phương châm: Dài, rùng rợn, giật gân và… vô bổ!
Tìm người làm tòa soạn, tổ chức bài cho các tờ phụ bản, một “đầu nậu” tên V. cho biết thường là thuê một thư ký tòa soạn có kinh nghiệm của một tờ báo nào đó, thậm chí gần đây báo giới TP.HCM râm ran lời đồn “đầu nậu” P. vừa thuê một phó tổng biên tập làm tòa soạn cho tờ phụ bản của mình.
Dưới thư ký tòa soạn là những phóng viên (đa số thuộc mảng an ninh-trật tự của các báo, ưu tiên các tay viết biết kéo rê, chuyên cày xới, khai thác triệt để các vụ án…) được thuê làm nhiệm vụ cung ứng tin, bài. Nếu vụ việc ở địa phương nào, những “cung ứng viên” có thêm nhiệm vụ alô nhờ tay em ở địa phương đó viết bài.
Có những tờ có nhiều ấn phẩm phụ xuất bản mỗi ngày, xin ra ba, bốn tờ trong khi ấn phẩm chính thì mỗi tuần chừng vài số và mức phát hành rất thấp. Để vận hành cái “nhật báo phụ bản” ấy, nhiều người nghĩ chắc phải tốn nhiều nhân sự. Thực ra công tác tòa soạn ở những tờ phụ bản này khá đơn giản vì 16 trang báo chỉ cần hơn 10 bài là đủ lấp. Vì thế cộng tác viên luôn được yêu cầu dài nữa, dài thêm nữa, thay vì cô đọng và súc tích. Và để đáp ứng nhu cầu “dài mãi ra”, các cây bút “lá cải” phải thêm thắt hết chuyện này đến chuyện kia vào bài báo. Câu “nhà báo nói thêm” rõ ràng không oan trong trường hợp này.
Chỉ vài câu thơ lảm nhảm và hoảng loạn của tử tù Lê Văn Luyện cũng đủ kín hai trang báo, trong đó Luyện được nói đến như một thi sĩ. Tờ báo ấy còn dành đất để đăng cả một “bài thơ” lảm nhảm của y.
Vừa viết bài, vừa xấu hổ
Nhân danh phục vụ nhu cầu bạn đọc nhưng những người thực hiện các tờ phụ bản này lại quên rằng: Xã hội cần anh đáp ứng nhu cầu thông tin chính đáng, hữu ích, làm cho cuộc sống tốt lên, chứ không phải cung ứng bất kỳ nhu cầu thông tin nào, cả thông tin vô bổ, độc hại, để bán báo, kiếm lợi nhuận.
Không hiểu người ta nghĩ gì khi đưa đến công chúng những bài dài loằng ngoằng và vô bổ như Trớ trêu chuyện chồng già ngoại tình, đưa bồ về sống rồi tống cổ vợ ra khỏi nhà. Bài chỉ thuật lại sự việc, mà không chỉ ra được ông chồng làm như vậy có đúng pháp luật không? Người vợ có thể làm gì trong trường hợp này? Ở cùng số báo trên, có bài Xót xa thân phận người phụ nữ bị gã chồng nghiện ngập bạo hành và bắt hầu hạ cả “bồ” của chồng, ngoài việc mô tả, không thấy phóng viên đưa ra cách giải quyết hay bày cho nạn nhân nên làm thế nào cả.
Việc tổ chức tòa soạn lỏng lẻo cũng nảy sinh ra câu chuyện oái oăm: Cùng một cơ quan báo chí, những phóng viên nghiêm túc, viết cho tờ chính thống thì thu nhập thấp. Trong khi đó, những tác giả mà ngay cả tổng biên tập hay thư ký tòa soạn cũng chưa chắc biết họ là ai, tên gì, ở đâu thì cứ ngự những bài to đùng trên phụ bản “lá cải” với nhuận bút khủng.
D., phóng viên mảng an ninh-trật tự văn phòng phía Nam của một tờ báo mạng, là “lò cung ứng” bài cho một tờ phụ bản. Thu nhập của anh ta có tháng lên tới 70-80 triệu đồng cả nhuận bút lẫn tiền tổ chức bài cho cộng tác viên. Thế nhưng anh ta vẫn không về làm hẳn cho cái tờ báo đang đem lại nguồn thu nhập lớn cho mình.
Một cây bút có tiếng trong lĩnh vực nội chính thường được nhờ viết bài cho các phụ bản lá cải cho biết: Đấy là chỗ kiếm tiền chứ có phải chỗ làm nghề đâu. Tôi phải nghĩ ra cả chục bút danh. Vì cái tên và bút danh lâu nay tôi chỉ ký dưới những bài báo nghiêm túc, còn viết cho mấy tờ ấy thì phải nghĩ bút danh khác, kẻo người ta biết mình là tác giả.
Một nhà báo lão thành tại TP.HCM nói: “Nghề báo là nghề mà trách nhiệm luôn gắn với bút danh. Người công nhân sản xuất ra cái bàn, cái ghế, không thể in tên của mình lên đó, mà chỉ có tên của công ty sản xuất nó. Nhà báo thì khác, được ký tên, bút danh dưới mỗi bài viết, vì thế phải thấy trách nhiệm mình càng nặng nề. Vinh nhục gắn liền với thái độ lao động”.
Ở đây khi những người viết báo xấu hổ với cả “tác phẩm báo chí” do mình viết ra, liệu có tin là những tờ báo, nhà báo ấy viết vì quyền lợi của bạn đọc và của xã hội?
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son:
Không khắc phục sẽ xem xét thu hồi giấy phép



Ở nước ta không có báo gọi là báo “lá cải”. Tất cả cơ quan báo chí phải thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích. Báo nào có sai phạm, đi lệch tôn chỉ, mục đích thì phải xem xét xử lý.Báo chí có quyền nói sự thật nhưng sự thật đó phải vì lợi ích của đất nước, của nhân dân. Những vụ án như vậy, viết một cách chi tiết các tình tiết thì có nên hay không? Viết như thế anh còn làm cho người ta tò mò hơn, nhất là giới trẻ. Vậy có nên như thế hay không? Điều này rõ ràng không phù hợp với lợi ích của đất nước, nhất là thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Nhà báo là những người hoạt động trên mặt trận chính trị tư tưởng, anh phải có nhạy cảm về chính trị, tư tưởng, văn hóa, tại sao anh lại mô tả chi tiết tình tiết vụ án như thế nhất là những vụ án giết người man rợ, những hành vi hiếp dâm, đồi trụy. Trong khi đó chỉ là hình ảnh rất cá biệt ở Việt Nam, không phải phổ biến và không cần phải tuyên truyền, cổ súy cho các hành động đó. Điều đó không có lợi, nhất là trong việc hình thành nhân cách của lớp trẻ. Cái đó ta phải chống. Mỗi cơ quan báo chí phải đi đúng tôn chỉ, mục đích của mình, đúng Luật Báo chí.
Cơ quan quản lý nhà nước cần đưa ra thời gian thích hợp để cơ quan báo chí khắc phục. Nếu không thực hiện nghiêm quy định giấy phép cần xem xét để thu hồi giấy phép hoạt động.
ĐBQHNGUYỄN THANH HẢI, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH
Tôi sẽ chất vấn!



Thực ra bây giờ cũng khó định nghĩa thế nào là báo "lá cải". Nhưng tôi nghĩ chức năng của báo chí phải là phản ánh thực trạng đời sống, đặc biệt là phải tôn vinh cái đẹp, cái tốt trong xã hội để định hướng cho thanh niên, giới trẻ theo. Gần đây rất nhiều báo do sức ép doanh thu hoặc mong muốn câu khách đã đưa những hiện tượng không phải là phổ biến trong xã hội với tít rất giật gân. Khi đi tiếp xúc cử tri thì cử tri cũng phản ánh là hiện giờ báo chí xuất hiện cũng nhiều nhưng có những thông tin không mang tính chất phản ánh đời sống xã hội để hướng con người sống tốt hơn, đẹp hơn mà lại vì lợi ích của một nhóm người, một cá nhân nào đó muốn nổi tiếng bằng mọi giá.Để đất nước phát triển bền vững thì phát triển kinh tế-xã hội phải đi đôi với phát triển văn hóa và định hướng giá trị, lối sống cho thanh niên. Nếu Bộ Thông tin và Truyền thông được Ủy ban Thường vụ QH chọn trả lời chất vấn thì tôi cũng sẽ đặt câu hỏi này với Bộ về vấn đề quản lý các thông tin trên báo chí, đặc biệt là trên các báo mới xuất hiện.
THÀNH VĂN ghi
NHẬT HÒA - phapluattp.vn

Các tin khác

©2010 Copyright by Luatsutoanco . All rights reserved.
Phòng 105, 17/19 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. ĐT: (08) 7300 8787 - 7300 8788 - Fax: (08) 7300 8787
SĐKKD: 41.01.1254/TP/ĐKHĐ. Người đại diện: Luật Sư Kiều Đại Bằng
Thiết kế website - Thiết kế web bởi Univinet