Tin tức
Thông tin tiếp vụ lao động ở Nga cầu cứu: “Mong các cơ quan chức năng giải cứu…”
(24/05/2012)

 

Thông tin tiếp vụ lao động ở Nga cầu cứu: “Mong các cơ quan chức năng giải cứu…”
(PL)- Trưa nay (24-5), người lao động đầu tiên được “giải thoát” sẽ về nước. Các lao động còn lại cho biết họ sẽ đoàn kết chờ cơ quan chức năng đến giải cứu. Cục Quản lý Lao động ngoài nước và các cơ quan chức năng đã vào cuộc.
Báo Pháp Luật TP.HCM ngày 19-5 có đăng bài viết “Lao động tại “xưởng may đen” ở Nga cầu cứu” phản ánh nội dung các thư cầu cứu của người lao động và thân nhân về tình trạng lao động và điều kiện sống khá bức xúc.
Dồn dập những lời kêu cứu
Những ngày gần đây, báo lại liên tục nhận thông tin, đơn thư kêu cứu từ người lao động và thân nhân của họ từ nhiều tỉnh, thành trong nước và cả từ Nga gọi về. Tất cả có chung mong muốn được “giải cứu” và trở về nước. Ông H. (quê Thái Bình) lo lắng: “Hai con tôi đang bị mắc kẹt bên đó, các cháu liên tục gọi điện thoại về cầu cứu, bằng mọi cách bố phải cứu con ra khỏi đó, chứ chẳng thể chịu đựng thêm được”. Hoàn cảnh ông thật bi đát, gom góp vay mượn tiền để cho con dâu và hai con trai đi lao động đã 10 tháng. Tiền bạc gửi về không có, con dâu ông mang thai, không đủ sức làm việc vất vả phải năn nỉ xin về. Chủ sử dụng lao động yêu cầu phải bồi thường 4.500 USD. Ông vay mượn 2.000 USD gửi sang ứng trước. Hai con ông phải ký giấy nhận nợ số tiền còn lại. Chị T., con dâu của ông H., than với chúng tôi: “Em có bầu bì nên mới được “ưu ái” cho về, còn chồng và đứa em phải ở lại làm để trả nợ 2.500 USD bồi thường cho em về”. Qua thông tin của những người đồng cảnh, ông H. biết các gia đình ở TP.HCM có con em đang mắc kẹt, đang có đơn thư cầu cứu, ông tìm liên hệ để kêu cứu cùng họ.
Cùng chung cảnh ngộ, anh N. (quê Bắc Giang, hiện đang ở quận 12, TP.HCM) ái ngại, bày tỏ: “Vợ tôi làm công nhân ngót nghét 10 năm, chẳng may nghe bà LKP (quận Gò Vấp) rủ rê bảo đóng 500 USD sẽ đưa sang Nga làm nghề may thu nhập 700 USD/tháng với 8 giờ làm việc. Thế nhưng qua đến nơi thì bị té ngửa vì thực tế không như lời của “cò” vẽ ra. “Vợ tôi bay sang Nga từ ngày 7-5, từ đó đến nay ngày nào cô ấy cũng gọi về than khóc, nghe mà xót cả ruột!” - anh N. nghẹn lời.
Cánh cửa phòng bằng sắt, nơi công nhân được vào ra phơi áo quần trong một thời gian nhất định trong ngày. (Ảnh cắt từ clip do người lao động cung cấp)
Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận được thông tin từ ông chủ tịch UBND một xã ở phía Bắc, nơi có hơn 20 lao động được đưa sang xưởng may này làm việc. Vị này cho biết trước đây UBND xã có xác nhận cho số lao động này đi Nga, hiện thân nhân của những người lao động ở Nga ở xã này đang kêu cứu đến UBND xã nhờ giải thoát cho con em họ ở bên đó. UBND xã cũng rất lo lắng về số phận những người lao động này.
Lao động đầu tiên được về nước
Khoảng 4 giờ 30 phút ngày 23-5 (giờ Việt Nam) trong tiếng nấc tủi thân, chị C. gọi điện thoại từ Nga báo tin: “Chúng tôi vừa gạt nước mắt tiễn chị N. về quê nhà. Còn hàng chục người chung phòng còn lại phải tiếp tục những ngày tủi khổ, thân cô thế cô trên đất Nga. Chúng tôi nghi ngờ, cũng không hiểu tại sao họ lại “giải phóng” cho chị N. về nhanh như vậy. Bây giờ chúng tôi nhất lòng đoàn kết và khẩn thiết cầu cứu các cơ quan chức năng đến giải cứu, đưa chúng tôi khỏi nơi làm việc o ép này để về Việt Nam đoàn tụ cùng gia đình”.
Thông tin mới nhất mà chúng tôi được chị của chị N. xác nhận, em gái chị đã được Công ty Vinastar đưa lên xe làm thủ tục mua vé máy bay để đưa về Việt Nam. Dự kiến khoảng 10 giờ trưa nay (24-5), chị N. sẽ có mặt tại Việt Nam.
Trước đó, ngày 22-5, trong hơn 2 giờ làm việc với chị L., thân nhân một lao động đang mắc kẹt tại Nga, chúng tôi đã chứng kiến hàng chục cuộc gọi và nhắn tin từ Nga và mọi miền đất nước gọi đến chị L. để lại họ tên, địa chỉ, tha thiết nhờ chị L. chuyển đến cơ quan chức năng kêu cứu cho tình trạng bi đát của họ.
Liên quan đến vụ việc này, chúng tôi đã nhận được nhiều phản hồi từ độc giả có người thân đang mắc kẹt tại xưởng may của Công ty Vinastar.
Tran…@gmail.com viết: Tôi cũng có em đang làm việc tại Nga trong Công ty Vinastar, ngày chỉ ăn hai bữa. Thời gian làm việc 14-16 giờ/ngày, làm 30 ngày/tháng. Còn độc giả từ địa chỉ ...hoang@yahoo.com thì bày tỏ: Hiện giờ người yêu mình tên là NTL cũng đang làm việc tại xưởng may nói trên, cũng bị đối xử bóc lột như thông tin báo nêu. L. đã làm việc hơn ba năm nay rồi mà không có tiền về, cuộc điện thoại nào cũng thấm đẫm nước mắt mà thôi!
Cơ quan chức năng vào cuộc
Ngày 23-5, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), cho biết hiện Cục đã phối hợp với Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Nga khẩn trương vào cuộc để bảo vệ người lao động.
Theo ông Quỳnh, trước mắt nếu phát hiện người lao động bị đói, điều kiện làm việc kham khổ thì Cục sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ ngay cái ăn cho người lao động. Sau đó sẽ điều tra đánh giá tình hình cụ thể của từng lao động để có cách xử lý tích cực nếu đơn vị sử dụng lao động vi phạm hợp đồng lao động.
Ngoài ra, theo đề nghị của Cục Quản lý Lao động ngoài nước, báoPháp Luật TP.HCM đã cung cấp một số hợp đồng lao động của một công ty xuất khẩu lao động trong nước đưa lao động sang Nga cung ứng cho Công ty Vinastar.
Được biết đại diện Cổng thông tin điện tử Chính phủ đã liên hệ với thân nhân người lao động xác nhận đã nhận được đơn cầu cứu. Đại diện này cũng thông báo đã liên hệ với các cơ quan chức năng để thúc đẩy giải quyết vụ việc.
PHONG ĐIỀN

Trưa nay (24-5), người lao động đầu tiên được “giải thoát” sẽ về nước. Các lao động còn lại cho biết họ sẽ đoàn kết chờ cơ quan chức năng đến giải cứu. Cục Quản lý Lao động ngoài nước và các cơ quan chức năng đã vào cuộc.Báo Pháp Luật TP.HCM ngày 19-5 có đăng bài viết “Lao động tại “xưởng may đen” ở Nga cầu cứu” phản ánh nội dung các thư cầu cứu của người lao động và thân nhân về tình trạng lao động và điều kiện sống khá bức xúc.
Dồn dập những lời kêu cứu
Những ngày gần đây, báo lại liên tục nhận thông tin, đơn thư kêu cứu từ người lao động và thân nhân của họ từ nhiều tỉnh, thành trong nước và cả từ Nga gọi về. Tất cả có chung mong muốn được “giải cứu” và trở về nước. Ông H. (quê Thái Bình) lo lắng: “Hai con tôi đang bị mắc kẹt bên đó, các cháu liên tục gọi điện thoại về cầu cứu, bằng mọi cách bố phải cứu con ra khỏi đó, chứ chẳng thể chịu đựng thêm được”. Hoàn cảnh ông thật bi đát, gom góp vay mượn tiền để cho con dâu và hai con trai đi lao động đã 10 tháng. Tiền bạc gửi về không có, con dâu ông mang thai, không đủ sức làm việc vất vả phải năn nỉ xin về. Chủ sử dụng lao động yêu cầu phải bồi thường 4.500 USD. Ông vay mượn 2.000 USD gửi sang ứng trước. Hai con ông phải ký giấy nhận nợ số tiền còn lại. Chị T., con dâu của ông H., than với chúng tôi: “Em có bầu bì nên mới được “ưu ái” cho về, còn chồng và đứa em phải ở lại làm để trả nợ 2.500 USD bồi thường cho em về”. Qua thông tin của những người đồng cảnh, ông H. biết các gia đình ở TP.HCM có con em đang mắc kẹt, đang có đơn thư cầu cứu, ông tìm liên hệ để kêu cứu cùng họ.
Cùng chung cảnh ngộ, anh N. (quê Bắc Giang, hiện đang ở quận 12, TP.HCM) ái ngại, bày tỏ: “Vợ tôi làm công nhân ngót nghét 10 năm, chẳng may nghe bà LKP (quận Gò Vấp) rủ rê bảo đóng 500 USD sẽ đưa sang Nga làm nghề may thu nhập 700 USD/tháng với 8 giờ làm việc. Thế nhưng qua đến nơi thì bị té ngửa vì thực tế không như lời của “cò” vẽ ra. “Vợ tôi bay sang Nga từ ngày 7-5, từ đó đến nay ngày nào cô ấy cũng gọi về than khóc, nghe mà xót cả ruột!” - anh N. nghẹn lời.

Cánh cửa phòng bằng sắt, nơi công nhân được vào ra phơi áo quần trong một thời gian nhất định trong ngày. (Ảnh cắt từ clip do người lao động cung cấp)

Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận được thông tin từ ông chủ tịch UBND một xã ở phía Bắc, nơi có hơn 20 lao động được đưa sang xưởng may này làm việc. Vị này cho biết trước đây UBND xã có xác nhận cho số lao động này đi Nga, hiện thân nhân của những người lao động ở Nga ở xã này đang kêu cứu đến UBND xã nhờ giải thoát cho con em họ ở bên đó. UBND xã cũng rất lo lắng về số phận những người lao động này.
Lao động đầu tiên được về nước
Khoảng 4 giờ 30 phút ngày 23-5 (giờ Việt Nam) trong tiếng nấc tủi thân, chị C. gọi điện thoại từ Nga báo tin: “Chúng tôi vừa gạt nước mắt tiễn chị N. về quê nhà. Còn hàng chục người chung phòng còn lại phải tiếp tục những ngày tủi khổ, thân cô thế cô trên đất Nga. Chúng tôi nghi ngờ, cũng không hiểu tại sao họ lại “giải phóng” cho chị N. về nhanh như vậy. Bây giờ chúng tôi nhất lòng đoàn kết và khẩn thiết cầu cứu các cơ quan chức năng đến giải cứu, đưa chúng tôi khỏi nơi làm việc o ép này để về Việt Nam đoàn tụ cùng gia đình”.
Thông tin mới nhất mà chúng tôi được chị của chị N. xác nhận, em gái chị đã được Công ty Vinastar đưa lên xe làm thủ tục mua vé máy bay để đưa về Việt Nam. Dự kiến khoảng 10 giờ trưa nay (24-5), chị N. sẽ có mặt tại Việt Nam.
Trước đó, ngày 22-5, trong hơn 2 giờ làm việc với chị L., thân nhân một lao động đang mắc kẹt tại Nga, chúng tôi đã chứng kiến hàng chục cuộc gọi và nhắn tin từ Nga và mọi miền đất nước gọi đến chị L. để lại họ tên, địa chỉ, tha thiết nhờ chị L. chuyển đến cơ quan chức năng kêu cứu cho tình trạng bi đát của họ.
Liên quan đến vụ việc này, chúng tôi đã nhận được nhiều phản hồi từ độc giả có người thân đang mắc kẹt tại xưởng may của Công ty Vinastar.
Tran…@gmail.com viết: Tôi cũng có em đang làm việc tại Nga trong Công ty Vinastar, ngày chỉ ăn hai bữa. Thời gian làm việc 14-16 giờ/ngày, làm 30 ngày/tháng. Còn độc giả từ địa chỉ ...hoang@yahoo.com thì bày tỏ: Hiện giờ người yêu mình tên là NTL cũng đang làm việc tại xưởng may nói trên, cũng bị đối xử bóc lột như thông tin báo nêu. L. đã làm việc hơn ba năm nay rồi mà không có tiền về, cuộc điện thoại nào cũng thấm đẫm nước mắt mà thôi!
Cơ quan chức năng vào cuộc
Ngày 23-5, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), cho biết hiện Cục đã phối hợp với Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Nga khẩn trương vào cuộc để bảo vệ người lao động.
Theo ông Quỳnh, trước mắt nếu phát hiện người lao động bị đói, điều kiện làm việc kham khổ thì Cục sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ ngay cái ăn cho người lao động. Sau đó sẽ điều tra đánh giá tình hình cụ thể của từng lao động để có cách xử lý tích cực nếu đơn vị sử dụng lao động vi phạm hợp đồng lao động.
Ngoài ra, theo đề nghị của Cục Quản lý Lao động ngoài nước, báoPháp Luật TP.HCM đã cung cấp một số hợp đồng lao động của một công ty xuất khẩu lao động trong nước đưa lao động sang Nga cung ứng cho Công ty Vinastar.
Được biết đại diện Cổng thông tin điện tử Chính phủ đã liên hệ với thân nhân người lao động xác nhận đã nhận được đơn cầu cứu. Đại diện này cũng thông báo đã liên hệ với các cơ quan chức năng để thúc đẩy giải quyết vụ việc.
PHONG ĐIỀN - phapluattp.vn

 

Các tin khác

©2010 Copyright by Luatsutoanco . All rights reserved.
Phòng 105, 17/19 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. ĐT: (08) 7300 8787 - 7300 8788 - Fax: (08) 7300 8787
SĐKKD: 41.01.1254/TP/ĐKHĐ. Người đại diện: Luật Sư Kiều Đại Bằng
Thiết kế website - Thiết kế web bởi Univinet