Tin tức
Một ông ba bà, rối việc nhận cha
(24/05/2012)

 

Một ông ba bà, rối việc nhận cha
Người liên quan từ chối giám định ADN để xác định huyết thống do sợ bất hiếu với cha mẹ nên tòa không có cơ sở chấp nhận chia thừa kế.
Sau một thời gian dài sống yên bình, ông C. cùng với hai bà vợ (là chị em ruột) qua đời do tuổi già, sức yếu. Cha mẹ mất, tám người con của ba ông bà vẫn hòa thuận, thương yêu nhau, không tranh chấp gì về tài sản.
Một ngày, có một phụ nữ lạ là bà P. cùng với các con tìm đến gia đình ông C. đòi truy nhận chồng - cha cho con và yêu cầu được chia di sản thừa kế là đất đai, nhà cửa... Không được đáp ứng, bà P. kiện ra TAND tỉnh Bình Thuận đòi chia di sản.
"Biết ba có vợ, mẹ vẫn qua lại..."
Tại phiên sơ thẩm, một người con đại diện cho bà P. trình bày, dù biết cha có hai vợ nhưng mẹ vẫn đồng ý đi lại với cha từ năm 1959, không có đăng ký kết hôn. Theo từng đợt, cha đem nước mắm vào Sài Gòn để mẹ bán. Số tiền này hai người dùng tạo lập các tài sản chung. Người con này “bật mí” thêm, cha còn có một bà vợ lẽ người Hoa, vừa ở được tầm ba năm thì cha mất!
Tiếp đó, để chứng minh cha có mối quan hệ với mẹ và các chị em mình, người con trên trình tòa tấm ảnh thể hiện ông C. làm chủ hôn cho chị của mình cùng nhân chứng là những người cha thuê nuôi chị em khi còn nhỏ.
Bị kiện, đại diện các con ông C. lên tiếng: “Nếu bà P. chứng minh được quan hệ gia đình, huyết thống thì chúng tôi đồng ý chia di sản cha để lại... Đằng này, mẹ con bà P. chỉ đến nói miệng mà không có bằng chứng gì nên chúng tôi thống nhất cho rằng cha không liên quan gì đến mẹ con bà P. Yêu cầu của nguyên đơn, chúng tôi không thể đáp ứng”.
Chứng cứ yếu, tòa bác yêu cầu
Để chứng cứ được khách quan hơn, tòa đề cập đến việc giám định ADN nhằm xác định huyết thống giữa các con bà P. với ông C.
Ban đầu, các con của bà P. (người liên quan trong vụ án) đồng ý nhưng sau đó họ từ chối giám định. Giải thích, một người trong số họ bảo: “Thưa tòa, tôi đã suy nghĩ lại, tôi không yêu cầu giám định nữa vì làm như thế là hết sức bất hiếu với cha mẹ. Nếu giám định, tôi chắc hẳn kết quả chị em tôi là con của ông C. Tuy nhiên, tôi thấy dù kết quả là cùng huyết thống và chúng tôi nhận được tài sản thừa kế thì tôi cũng không nỡ lòng… Đạo đức không cho phép chúng tôi làm như vậy”.
Tuy các con bà P. đã nêu quan điểm như trên nhưng vị luật sư của nguyên đơn vẫn có ý kiến riêng: Đề nghị tòa nếu thấy chưa đủ căn cứ chứng minh quan hệ huyết thống thì động viên người liên quan đi giám định để giải quyết triệt  để vụ kiện.
Qua một ngày xét xử, TAND tỉnh Bình Thuận nhận định những lời khai và tài liệu mà mẹ con bà P. cung cấp chưa đủ cơ sở để chứng minh họ có quan hệ gia đình, huyết thống với ông C. Tất cả không có chứng cứ cụ thể mà chỉ thể hiện qua lời nói. Nguyên đơn, người liên quan không yêu cầu và không đồng ý việc giám định là từ chối quyền lợi của mình. Sau khi xem xét, tòa quyết định bác yêu cầu khởi kiện của phía nguyên đơn.
Vụ án sau đó bị kháng cáo. Tuy nhiên, mới đây Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã tạm đình chỉ giải quyết do bà P. mất, chờ khi có người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà thì mới xét xử trở lại...
Tòa chỉ trưng cầu giám định khi có yêu cầu
Theo khoản 1 Điều 90 BLTTDS, chỉ khi nào đương sự yêu cầu thì tòa mới ra quyết định trưng cầu giám định chứ tòa án không có quyền ra quyết định khi đương sự không đồng ý. Trong vụ án này, phía nguyên đơn thấy chứng cứ do mình đưa ra đã đủ căn cứ chứng minh cho lý do khởi kiện thì không cần yêu cầu giám định. Còn ngược lại thì nên yêu cầu để bảo vệ quyền lợi của mình. Mặt khác, ngoài cách giám định ADN thì phía nguyên đơn có thể cung cấp các chứng cứ như quan hệ kinh tế như thế nào, công sức đóng góp bao nhiêu, vào thời gian nào... để cho thấy họ cùng là một gia đình. Nếu họ không cung cấp được đầy đủ và từ chối luôn việc giám định thì tòa tuyên bác đơn là có cơ sở.
Luật sư VŨ HỮU THIÊN ÂN, Đoàn Luật sư TP.HCM
PHAN THƯƠNG

Người liên quan từ chối giám định ADN để xác định huyết thống do sợ bất hiếu với cha mẹ nên tòa không có cơ sở chấp nhận chia thừa kế.Sau một thời gian dài sống yên bình, ông C. cùng với hai bà vợ (là chị em ruột) qua đời do tuổi già, sức yếu. Cha mẹ mất, tám người con của ba ông bà vẫn hòa thuận, thương yêu nhau, không tranh chấp gì về tài sản.
Một ngày, có một phụ nữ lạ là bà P. cùng với các con tìm đến gia đình ông C. đòi truy nhận chồng - cha cho con và yêu cầu được chia di sản thừa kế là đất đai, nhà cửa... Không được đáp ứng, bà P. kiện ra TAND tỉnh Bình Thuận đòi chia di sản.
"Biết ba có vợ, mẹ vẫn qua lại..."
Tại phiên sơ thẩm, một người con đại diện cho bà P. trình bày, dù biết cha có hai vợ nhưng mẹ vẫn đồng ý đi lại với cha từ năm 1959, không có đăng ký kết hôn. Theo từng đợt, cha đem nước mắm vào Sài Gòn để mẹ bán. Số tiền này hai người dùng tạo lập các tài sản chung. Người con này “bật mí” thêm, cha còn có một bà vợ lẽ người Hoa, vừa ở được tầm ba năm thì cha mất!
Tiếp đó, để chứng minh cha có mối quan hệ với mẹ và các chị em mình, người con trên trình tòa tấm ảnh thể hiện ông C. làm chủ hôn cho chị của mình cùng nhân chứng là những người cha thuê nuôi chị em khi còn nhỏ.


Bị kiện, đại diện các con ông C. lên tiếng: “Nếu bà P. chứng minh được quan hệ gia đình, huyết thống thì chúng tôi đồng ý chia di sản cha để lại... Đằng này, mẹ con bà P. chỉ đến nói miệng mà không có bằng chứng gì nên chúng tôi thống nhất cho rằng cha không liên quan gì đến mẹ con bà P. Yêu cầu của nguyên đơn, chúng tôi không thể đáp ứng”.
Chứng cứ yếu, tòa bác yêu cầu
Để chứng cứ được khách quan hơn, tòa đề cập đến việc giám định ADN nhằm xác định huyết thống giữa các con bà P. với ông C.
Ban đầu, các con của bà P. (người liên quan trong vụ án) đồng ý nhưng sau đó họ từ chối giám định. Giải thích, một người trong số họ bảo: “Thưa tòa, tôi đã suy nghĩ lại, tôi không yêu cầu giám định nữa vì làm như thế là hết sức bất hiếu với cha mẹ. Nếu giám định, tôi chắc hẳn kết quả chị em tôi là con của ông C. Tuy nhiên, tôi thấy dù kết quả là cùng huyết thống và chúng tôi nhận được tài sản thừa kế thì tôi cũng không nỡ lòng… Đạo đức không cho phép chúng tôi làm như vậy”.
Tuy các con bà P. đã nêu quan điểm như trên nhưng vị luật sư của nguyên đơn vẫn có ý kiến riêng: Đề nghị tòa nếu thấy chưa đủ căn cứ chứng minh quan hệ huyết thống thì động viên người liên quan đi giám định để giải quyết triệt  để vụ kiện.
Qua một ngày xét xử, TAND tỉnh Bình Thuận nhận định những lời khai và tài liệu mà mẹ con bà P. cung cấp chưa đủ cơ sở để chứng minh họ có quan hệ gia đình, huyết thống với ông C. Tất cả không có chứng cứ cụ thể mà chỉ thể hiện qua lời nói. Nguyên đơn, người liên quan không yêu cầu và không đồng ý việc giám định là từ chối quyền lợi của mình. Sau khi xem xét, tòa quyết định bác yêu cầu khởi kiện của phía nguyên đơn.
Vụ án sau đó bị kháng cáo. Tuy nhiên, mới đây Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã tạm đình chỉ giải quyết do bà P. mất, chờ khi có người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà thì mới xét xử trở lại...
Tòa chỉ trưng cầu giám định khi có yêu cầu
Theo khoản 1 Điều 90 BLTTDS, chỉ khi nào đương sự yêu cầu thì tòa mới ra quyết định trưng cầu giám định chứ tòa án không có quyền ra quyết định khi đương sự không đồng ý. Trong vụ án này, phía nguyên đơn thấy chứng cứ do mình đưa ra đã đủ căn cứ chứng minh cho lý do khởi kiện thì không cần yêu cầu giám định. Còn ngược lại thì nên yêu cầu để bảo vệ quyền lợi của mình. Mặt khác, ngoài cách giám định ADN thì phía nguyên đơn có thể cung cấp các chứng cứ như quan hệ kinh tế như thế nào, công sức đóng góp bao nhiêu, vào thời gian nào... để cho thấy họ cùng là một gia đình. Nếu họ không cung cấp được đầy đủ và từ chối luôn việc giám định thì tòa tuyên bác đơn là có cơ sở.
Luật sư VŨ HỮU THIÊN ÂN, Đoàn Luật sư TP.HCM
PHAN THƯƠNG - phapluattp.vn

 

Các tin khác

©2010 Copyright by Luatsutoanco . All rights reserved.
Phòng 105, 17/19 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. ĐT: (08) 7300 8787 - 7300 8788 - Fax: (08) 7300 8787
SĐKKD: 41.01.1254/TP/ĐKHĐ. Người đại diện: Luật Sư Kiều Đại Bằng
Thiết kế website - Thiết kế web bởi Univinet