Bà Lê Thị Lan ở Hải Phòng hỏi: Tôi và bà H. là hàng xóm và là bạn buôn bán với nhau. Cách đây mấy năm, tôi cho bà H vay 200 triệu đồng để làm vốn buôn bán, lập giấy tờ và hai bên cùng ký. Đến hạn trả nợ, bà H. lấy lý do khó khăn nên không trả tiền nên tôi kiện yêu cầu Tòa án buộc bà H. trả nợ. Tại phiên hòa giải, bà H. trình bày hòan cảnh gia đình khó khăn nên tôi đồng ý bớt cho bà H. 50 triệu, không lấy tiền lãi và Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Nhưng sau buổi hòa giải được 3 ngày, các con tôi không đồng ý với quyết định của tôi mà đề nghị tôi thay đổi ý kiến chỉ cho bà H tiền lãi, còn tiền gốc phải yêu cầu trả đủ. Vậy tôi có được thay đổi ý kiến của mình không?
Luật gia Trần Ngọc Chung:
- Theo quy định của pháp luật, khi tiến hành hòa giải các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải.
Theo Điều 187 Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định về việc ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thì: “Hết thời hạn 7 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án phân công ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp”.
Như vậy, theo quy định trên thì trong thời hạn 7 kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, nếu bà thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận tại biên bản hòa giải thành thì bà phải ghi ý kiến của mình để gửi đến Tòa án hoặc trực tiếp đến Tòa án trình bày ý kiến của mình.
Các câu hỏi khác:
- Năm 1984 bố mẹ tôi được cấp 15,7m x 60m đất ở thổ cư và 12m x 70m đất vườn có giá trị sử dụng là 50 năm. Năm 1994 mẹ tôi mất. Đến năm 1997 bố tôi lấy vợ hai. Năm 1998 mẹ hai sinh cho bố tôi 1 đứa con trai, vậy là bố tôi có 2 người con trai và 1 người con gái. Năm 2001 bố tôi xây 1 căn nhà 3 tầng kiên cố trên đất thổ cư của gia đình với diện tích là: 5m x 20m, tất cả tiền xây nhà ...
- Tôi có một căn nhà mặt tiền tại Thành phố Cần Thơ. Tôi đang có ý định sửa chữa lại căn nhà của mình (bao gồm cơi nới thêm một tầng làm phòng ngủ và xây thêm tầng thượng để nuôi chim bồ câu). Vậy xin hỏi, tôi có phải xin giấy phép sửa chữa nhà hay không, nếu có thì tôi phải xin ở cơ quan nào?
- Công ty tôi đăng ký chứng khoán tại Trung tâm lưu ký (“TTLK”), nhưng chưa lưu ký, trong đó có 10.000 cổ phần của tôi. Vậy, tôi có thể chuyển nhượng trực tiếp 2.000 cổ phần cho em tôi và tặng 2.000 cổ phần
- Tôi là chủ tịch Hội đồng quản trị (“HĐQT”) của 1 công ty đại chúng. Theo quy định, nhiệm kỳ của HĐQT, Ban Kiểm soát (“BKS”) là 5 năm nên nhiệm kỳ 1 của HĐQT, BKS sẽ hết hạn vào tháng 11/2010. Tuy nhiên
- Công ty tôi đăng ký chứng khoán tại Trung tâm lưu ký (“TTLK”), nhưng chưa lưu ký, trong đó có 10.000 cổ phần của tôi. Vậy, tôi có thể chuyển nhượng trực tiếp 2.000 cổ phần cho em tôi và tặng 2.000 cổ phần c
- Năm 2009, cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp liên tục tăng giá nên doanh nghiệp phải giải trình. Không ít doanh nghiệp sử dụng cùng một nội dung giải trình cho nhiều lần giải trình. Pháp luật quy định ra sao về n
- Khi các Công ty cổ phần muốn phát hành thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ, pháp luật quy định ra sao về tỷ lệ số vốn muốn phát hành thêm so với tổng vốn điều lệ hiện có. Pháp lụât có giới hạn số
- Cổ phiếu của doanh nghiệp tôi đang niêm yết trên HOSE. Doanh nghiệp có tăng vốn điều lệ dưới phương thức phát hành thêm cổ phiếu để chào bán cho các nhà đầu tư trong năm 2009. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đăng
- Câu hỏi 4
- Câu hỏi 5