Quyền và nhiệm vụ của BKS được quy định tại Điều 123 Luật Doanh nghiệp, theo đó BKS hoạt động như là một “ban” chứ không phải hoạt động trên tư cách từng thành viên. Hơn nữa khoản 2 Điều 121 Luật Doanh nghiệp có quy định: "Quyền và nhiệm vụ của Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ Công ty quy định." Do đó, để xác định: (i) việc vận hành của BKS và (ii) giá trị của Báo cáo của BKS hàng năm chỉ do Trưởng BKS lập và trình ĐHĐCĐ năm 2010 như trên, bạn cần phải kiểm tra thêm các điều khoản của Điều lệ Công ty. Nếu Điều lệ Công ty quy định Trưởng BKS có quyền tự mình thông qua báo cáo, thì việc vận hành và lập báo cáo của BKS phải tuân thủ theo quy định đó. Trong trường hợp Điều lệ Công ty không có quy định, thì Bản báo cáo hằng năm của BKS phải do BKS cùng thông qua. Trong trường hợp đó, báo cáo chỉ do Trưởng BKS lập và trình ĐHĐCĐ là không phù hợp theo quy định pháp luật, nên không có giá trị pháp lý.
Theo Khoản 1 Điều 123 Luật Doanh nghiệp, BKS phải chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ trong khi thực hiện các nhiệm vụ được giao, nên khi phát hiện bản báo cáo trên phản ánh những thông tin không trung thực, bạn cần phải thông báo cho ĐHĐCĐ biết về sự việc trên.
Một trong những quyền và nhiệm vụ của BKS được quy định cụ thể tại Điều 123 Luật Doanh nghiệp là thẩm định và trình báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hằng năm của công ty và báo cáo đánh giá quản lý của Hội đồng quản trị ("Các Báo cáo") lên ĐHĐCĐ tại cuộc họp thường niên. Các Báo Cáo này phải được gửi đến BKS để thẩm định chậm nhất 30 ngày trước ngày khai mạc cuộc họp thường niên của ĐHĐCĐ nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Trong thời hạn trên, nếu bạn là thành viên BKS mà không nhận được các báo cáo trên, thì có quyền yêu cầu được cung cấp các báo cáo trên để bạn có thể thực hiện nhiệm vụ thẩm định Các Báo Cáo của BKS như luật định.
Các câu hỏi khác:
- Tôi là chủ tịch Hội đồng quản trị (“HĐQT”) của 1 công ty đại chúng. Theo quy định, nhiệm kỳ của HĐQT, Ban Kiểm soát (“BKS”) là 5 năm nên nhiệm kỳ 1 của HĐQT, BKS sẽ hết hạn vào tháng 11/2010. Tuy nhiên
- Công ty tôi đăng ký chứng khoán tại Trung tâm lưu ký (“TTLK”), nhưng chưa lưu ký, trong đó có 10.000 cổ phần của tôi. Vậy, tôi có thể chuyển nhượng trực tiếp 2.000 cổ phần cho em tôi và tặng 2.000 cổ phần c
- Năm 2009, cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp liên tục tăng giá nên doanh nghiệp phải giải trình. Không ít doanh nghiệp sử dụng cùng một nội dung giải trình cho nhiều lần giải trình. Pháp luật quy định ra sao về n
- Khi các Công ty cổ phần muốn phát hành thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ, pháp luật quy định ra sao về tỷ lệ số vốn muốn phát hành thêm so với tổng vốn điều lệ hiện có. Pháp lụât có giới hạn số
- Cổ phiếu của doanh nghiệp tôi đang niêm yết trên HOSE. Doanh nghiệp có tăng vốn điều lệ dưới phương thức phát hành thêm cổ phiếu để chào bán cho các nhà đầu tư trong năm 2009. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đăng
- Câu hỏi 4
- Câu hỏi 5